31. Kỹ năng làm việc

Cách Ứng Xử Với Đồng Nghiệp “Phiền Phức” Thật Khéo Léo

Môi trường công sở chính là nơi mài dũa sự sắc bén trong khả năng giao tiếp và cách ứng xử với đồng nghiệp của bạn. Được làm việc với nhiều cộng sự cũng đồng nghĩa việc bạn được tiếp xúc với nhiều cá tính khác nhau. Và tất nhiên là không thể tránh những khi bạn phải đối mặt với những cá tính “phiền phức” nơi công sở.

Vậy cách đối phó với những cá tính này là gì? Hãy ghi nhớ và vận dụng ngay những cách ứng xử với đồng nghiệp mà Masterskills gợi ý dưới đây để xây dựng một môi trường làm việc tích cực cho bản thân nhé!

Tại sao ứng xử khéo léo với đồng nghiệp lại vô cùng quan trọng nơi công sở?

Sự hòa hợp trong mối quan hệ đồng nghiệp sẽ mang đến những lợi ích cả ở trong lẫn ngoài môi trường công sở. Nó sẽ giúp làm tăng mức độ hài lòng trong công việc nói chung. Nếu bạn cảm thấy hứng khởi khi được gặp những người đồng đội của mình, bạn sẽ muốn đi làm nhiều hơn và cảm thấy có động lực làm việc hơn.

Tại sao ứng xử khéo léo với đồng nghiệp lại vô cùng quan trọng nơi công sở?Tại sao ứng xử khéo léo với đồng nghiệp lại vô cùng quan trọng nơi công sở?
© Pexels.com

Bên cạnh đó, việc ứng xử hòa hợp với đồng nghiệp còn mang đến rất nhiều lợi ích khác, bao gồm:

  • Giảm thiểu căng thẳng, áp lực trong công việc
  • Tăng cường sự hài lòng của bạn trong công việc 
  • Sức khỏe và tinh thần luôn được đảm bảo 
  • Cơ hội để nghỉ ngơi trong công việc và kết nối với đồng nghiệp khi ở ngoài môi trường công sở.
  • Gia tăng kết nối và tính gắn kết trong môi trường làm việc. 
  • Nhân đôi cơ hội thành công trong công việc.

5 kiểu đồng nghiệp thường gặp và cách ứng xử với từng nhóm phù hợp

Ở môi trường công sở, chúng ta phải tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau. Dưới đây là 5 kiểu đồng nghiệp thường gặp. Khi hiểu được nét tính cách của họ, bạn sẽ biết cách ứng xử với đồng nghiệp sao cho khéo léo nhất!

Người thích nói chuyện

Người thích nói chuyện là những người có tính cách cởi mở và yêu sự kết nối. Tuy nhiên đôi lúc bởi cái tính “hào sảng” đó mà họ khiến những đồng nghiệp xung quanh cảm thấy khó chịu. Họ sẽ không ngừng luyên thuyên về câu chuyện khiến bạn mất tập trung và không thể làm việc cho đến khi có ai đó dừng họ lại.

5 kiểu đồng nghiệp thường gặp và cách ứng xử với từng nhóm phù hợp5 kiểu đồng nghiệp thường gặp và cách ứng xử với từng nhóm phù hợp
© Pexels.com

Cách ứng xử với đồng nghiệp thích nói nhiều không khó nhưng phải khéo léo. Họ sẽ cảm thấy tự ái nếu như bạn thẳng thắn muốn họ im lặng ngay lập tức. 

Trong trường hợp này, hãy cho họ biết rằng bạn đang phải giải quyết một công việc gấp, vì vậy bạn cần một chút thời gian để tập trung cho nó. Bên cạnh đó, hãy dành lời khen câu chuyện của họ và thể hiện sự thích thú của bạn bằng cách đưa ra một thời điểm khác phù hợp hơn để nghe tiếp. Chẳng hạn như giờ ăn trưa, thời gian nghỉ ngắn giữa giờ, hoặc trên đường về nhà sau giờ làm việc.

Người thích buôn chuyện

Có sự khác biệt rất lớn giữa người nói chuyện nhiều và buôn nhiều chuyện. Những người buôn chuyện có xu hướng để ý và săm soi chuyện của những đồng nghiệp khác, thích cảm giác tiết lộ bí mật của người khác. 

Vấn đề trong câu chuyện của họ là sự pha lẫn giữa sự thật và hư cấu. Cách họ tự suy diễn có thể hấp dẫn nhưng rất dễ gây ra những hiểu lầm giữa các đồng nghiệp với nhau.

Cách ứng xử với đồng nghiệp thích buôn chuyện phiếm là hãy thể hiện sự thờ ơ với câu chuyện. Bạn có thể đứng dậy ngay, hoặc làm việc khác (giả dụ như đi lấy nước, sử dụng điện thoại, v.v) và đề cập sang một chuyện khác trước khi họ bắt đầu bàn tán thêm về ai đó. Bằng cách đó, bạn sẽ thành công chuyển hướng ra khỏi câu chuyện tiêu cực ban đầu. 

Tham khảo:   Giải tỏa stress khi làm việc tại nhà

Đừng nên quá thẳng thắn gạt đi câu chuyện nếu bạn và họ không thân mấy thân thiết. Những người thích tạo chuyện phiếm sẽ thường đi chung với tư thù dai dẳng.

Người hay phàn nàn 

Sẽ không ít những lần bạn gặp những người đồng nghiệp không tìm được màu hồng trong cuộc sống. Họ luôn miệng than thở về công việc, gia đình, bạn bè và xã hội. Mặc dù họ không sai khi than thở, nhưng những câu chuyện đó có thể sẽ mang lại những cảm xúc tiêu cực cho chính bạn tại nơi làm việc. 

Cách ứng xử với đồng nghiệp hay phàn nàn chính là chỉ ra cho họ thấy cái tiêu cực. Lãng tránh đi có thể sẽ nhanh hơn nhưng thử giúp họ tìm lại niềm vui hoặc nhìn thấy một giải pháp nào đó cũng là cách ứng xử khéo léo. 

Người hay phàn nàn Người hay phàn nàn 
© Pexels.com

Những đồng nghiệp này thường có quá nhiều mối âu lo, chưa biết chọn lọc đâu là điều quan trọng đế bận tâm dẫn đến áp lực. Bạn hãy chỉ ra những điều tích cực, chỉ họ cách suy nghĩ lạc quan về một vấn và tìm cách giải quyết nó thay vì than phiền về nó. 

Người thích đùn đẩy công việc 

Những đồng nghiệp thích đùn đẩy công việc của mình cho người khác chính là người thiếu trách nhiệm. Khái niệm giữa giúp đỡ nhau trong công việc và bị lợi dụng lòng tốt rất mong manh. Hãy tỉnh táo để đừng tiếp tay cho sự lười biếng của họ chỉ vì “ngại” và sợ bị ghét bỏ.

Điều đầu tiên bạn cần làm trong việc tìm cách ứng xử với đồng nghiệp này chính là hãy tìm hiểu liệu thứ họ đang nhờ bạn làm có trong phạm vi công việc của mình hay không. Nếu có, bạn có thể đồng ý và gợi ý một cách hợp tác sao cho phù hợp với khối lượng công việc của bạn. Bạn thậm chí có thể kiểm tra điều này với sếp của mình để có thêm lời khuyên.

Người thích đùn đẩy công việc Người thích đùn đẩy công việc 
© Pexels.com

Nếu không, hãy thẳng thắn từ chối. Để không làm phật lòng người nhờ giúp, bạn hãy chỉ ra những công việc bạn hiện đang phải đảm nhận. Điều đó sẽ khiến họ biết rằng bạn thật sự bận, chứ không phải đang cố trốn tránh giúp đỡ họ.

Người thích dành công trạng

Một số người đồng nghiệp rất hay lãng quên đi sự giúp đỡ của người khác trong công việc. Họ luôn nhanh nhảu nhận kết quả về mình sau một quá trình nỗ lực của nhiều người.

Điều này xuất phát từ sự ích kỷ, mưu cầu thăng tiến khiến họ đã quên đi tình đồng nghiệp. Và tất nhiên, cách ứng xử với đồng nghiệp này là bạn không nên lặng im và để mình bị thiệt thòi. 

Nếu sự giúp đỡ của bạn có giá trị tác động đến sự thành công của kết quả, hãy khéo léo nhắc đến những đóng góp của bạn và những người không được ghi công trong những cuộc họp nhóm.

Việc bạn nhắc đến công lao của bản thân và những người khác sẽ khiến người muốn dành công không thể tiếp tục im lặng hưởng thụ một mình. Và chắc chắn, họ cũng sẽ phải nhắc đến bạn với một lời cám ơn để giữ thể diện và phép lịch sự trước những người khác.

Để đề phòng những trường hợp tương tự xảy ra trong lần hợp tác tiếp theo với người đó, bạn hãy luôn làm rõ vai trò và đóng góp của mình ngay từ khi bắt đầu dự án với sếp và những người xung quanh nhé!


Bạn nghĩ đồng nghiệp nào là “phiền phức” nhất?

10 “tuyệt chiêu” ứng xử với đồng nghiệp khéo léo giúp bạn xây dựng mối quan hệ công sở bền vững

Bắt đầu xây dựng các mối quan hệ ngay từ đầu

Bạn có thể tập hòa đồng với đồng nghiệp ngay từ ngày bắt đầu công việc mới. Sẽ rất khó để ứng xử với đồng nghiệp mới một cách thân thiết, nhưng bạn hoàn toàn có thể bộc lộ sự thân thiện của mình. Nếu đồng nghiệp ngỏ lời mời đi ăn trưa, bạn có thể gật đầu đi ăn cùng. 

10 “tuyệt chiêu” ứng xử với đồng nghiệp khéo léo giúp bạn xây dựng mối quan hệ công sở bền vững10 “tuyệt chiêu” ứng xử với đồng nghiệp khéo léo giúp bạn xây dựng mối quan hệ công sở bền vững
© Pexels.com

Điều này có thể mang đến cho bạn khoảng thời gian chất lượng để gặp gỡ người mới và cho đồng nghiệp biết rằng bạn muốn xây dựng mối quan hệ với họ.

Tham khảo:   Nâng cao trách nhiệm của bản thân khi làm việc tại nhà

Dành thời gian để tìm hiểu về những người khác

Hiểu thêm về những người mới quen là một cách ứng xử với đồng nghiệp rất tinh tế. Bởi lẽ, việc bạn thể hiện sự quan tâm đến người khác báo hiệu cho họ biết rằng bạn sẵn sàng tạo dựng mối quan hệ mới với họ. 

Lần tới khi bạn đang ngồi ăn trưa hay giải lao với đồng nghiệp, hãy hỏi về quyển sách họ đang đọc, bộ phim họ đang xem, thể loại nhạc mà họ yêu thích. Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại giúp bạn làm quen và xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp lâu dài.

Thể hiện sự tôn trọng đối với đồng nghiệp của bạn

Đôi khi, không cần phải nói hay hành động gì để thể hiện phép lịch sự khi ứng xử với đồng nghiệp. Rất đơn giản, bạn chỉ cần thể hiện sự tôn trọng đối với họ trong cả công việc lẫn trong cuộc sống.

Dù bạn thấy đối phương là người khó khăn đến mấy, thì việc thể hiện sự tôn trọng của họ có thể đảm bảo rằng mối quan hệ vẫn tích cực và bạn có thể hòa hợp với họ khi làm việc.

Tránh chia sẻ quá mức

Dù rằng bạn nên cố gắng cởi mở và trung thực ở nơi làm việc, bạn cần tránh chia sẻ quá nhiều về những vấn đề cá nhân trong hầu hết các trường hợp.

Tránh chia sẻ quá mứcTránh chia sẻ quá mức
© Pexels.com

Để ứng xử với đồng nghiệp khéo léo và thông minh, bạn hãy cố gắng giữ các cuộc trò chuyện lạc quan và nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp, nhưng vẫn có sự thân thiện nhất định đối với đồng nghiệp. 

Giữ tương tác tích cực

Một cách hay trong việc ứng xử với đồng nghiệp đó là giữ cho cuộc trò chuyện giữa bạn và đồng nghiệp luôn theo chiều hướng đóng góp, cùng phát triển. 

Dù bạn có thể cảm thấy hả dạ khi phàn nàn về một ai đó cho đồng nghiệp, thế nhưng điều đó lại không nên. Có thể họ sẽ nhìn nhận bạn là một người ưa soi mói, độc hại và từ đó tìm cách tránh xa bạn.

Chính vì thế, bạn cần tránh ngồi lê đôi mách và trò chuyện quá tiêu cực về bất kỳ ai trong công ty. Hãy tác động tích cực đến các mối quan hệ trong văn phòng để bầu không khí luôn dễ thở.

Giúp nhân viên mới cảm thấy được chào đón

Bắt đầu một công việc mới thật không mấy dễ dàng, đặc biệt là trong không gian làm việc đầy rẫy những mối quan hệ đã được thiết lập sẵn. 

Khi chào đón một đồng nghiệp mới, bạn hãy dành một chút thời gian để làm quen với họ. Bạn có thể rủ họ đi ăn trưa, dắt họ đi một vòng công ty để tham quan.

Tham khảo:   Cách quản lý thời gian hiệu quả của nhân viên mới

Điều này không chỉ giúp bạn làm quen với người mới, mà còn phá vỡ “lớp băng” giữa hai người nhanh chóng hơn trong công việc.

Hãy tiếp cận

Làm cho bản thân trở nên dễ dần ở nơi làm việc cũng là một cách để tăng mức độ gắn kết giữa bạn và đồng nghiệp. 

Nếu làm việc trong môi trường khép kín, hãy nhớ mở cửa để đồng nghiệp biết bạn đang rảnh; hoặc bạn có thể không đeo tai nghe để đối phương cảm thấy thoải mái hơn khi đến bắt chuyện.

Ưu tiên hoàn thành công việc của bạn

Nghe có vẻ không liên quan, nhưng đây lại chính là một cách ứng xử với đồng nghiệp một cách tinh tế. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để giao lưu, thời gian dành cho công việc hẳn nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Khi chất lượng công việc đi xuống, nó có thể vô tình ảnh hưởng đến quy trình làm việc của cả đội nhóm.

Khi ưu tiên hoàn thành công việc của mình, bạn đã hạn chế làm phiền đồng nghiệp của mình tập trung vào công việc, góp phần tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả hơn.

Làm việc với các nhóm khác nếu có thể

Tất nhiên, chúng ta đều sẽ thích làm việc cố định với một nhóm ta đã quen làm việc từ lâu. Thế nhưng, nếu có thể, hãy cố gắng làm việc với những nhóm khác tại nơi làm việc. 

Làm việc với các nhóm khác nếu có thểLàm việc với các nhóm khác nếu có thể
© Pexels.com

Điều này sẽ cho phép bạn gặp gỡ những người mới và tạo cơ hội cọ xát với nhiều kiểu đồng nghiệp khác nhau trong công việc.

Thực hành hành vi tôn trọng và phép xã giao ở nơi làm việc

Ứng xử với đồng nghiệp tinh tế đôi khi còn nằm ở tác phong làm việc của bạn. Đi làm đúng giờ, mặc trang phục phù hợp,… đều là những phép tắc cơ bản tại môi trường làm việc. 

Không dừng lại tại đó, bạn cần thể hiện sự tôn trọng qua các quy tắc gửi – nhận email, giữ tông giọng trầm ấm khi trò chuyện và đồng thời sử dụng ngôn từ phù hợp nơi công sở.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo