31. Kỹ năng làm việc

Đừng Để Những Tật Xấu Nơi Công Sở Này Làm Sự Nghiệp Của Bạn Xuống Dốc

Cách hành xử có tác động rất lớn không chỉ đến hiệu suất công việc mà còn các mối quan hệ nơi công sở và khả năng thành công của bạn. Nếu thói quen tốt có thể chắp cánh cho sự nghiệp thì những thói quen xấu, trái lại, có thể khiến bạn lùi về vạch xuất phát.

Có rất nhiều tật xấu nơi công sở tưởng lạ nhưng thực tế lại vô cùng quen thuộc. Bạn nên chú ý để không mắc phải những thói quen tiêu cực sau đây.

1. Đến muộn, về sớm

Đi làm muộn do những yếu tố ngoại cảnh như tắc đường, hỏng xe, có việc đột xuất là những lý do khó tránh khỏi. Tuy vậy, đến chỗ làm muộn giờ hay vào họp quá giờ liên tục có thể biến thành thói quen nếu bạn không biết quản lý giờ giấc.

Từ một hai lần mắc lỗi này, bạn có thể có xu hướng hướng lặp lại nó nhiều lần sau. Nếu đã đi làm muộn mà còn kết hợp về quá sớm khi chưa hoàn thành công việc, thì bạn đang có phong thái vô cùng thiếu chuyên nghiệp.

2. Làm việc riêng trong giờ

Không phải ai cũng có thể cống hiến 100% giờ hành chính cho công việc. Tuy nhiên, nếu bạn chưa làm xong công việc được giao mà lại liên tục làm việc riêng trong giờ, bạn đang không làm việc hiệu quả và có trách nhiệm.

Những hành động làm việc riêng có thể kể đến:

  • Nhắn tin với bạn bè
  • Lướt mạng xã hội
  • Chơi game
  • Ăn vặt
  • Ngủ gật
  • Bán hàng online, v.v.

Bạn cần ưu tiên công việc chính của mình nhất là khi bạn đã cam kết với công ty. Ngoài ra, hãy tìm hiểu cách tăng sự tập trung và cách chống buồn ngủ để có thể kiểm soát hiệu quả công việc, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

3. Nói xấu đồng nghiệp và cấp trên

nói xấu nơi công sởnói xấu nơi công sở
Dù ở bất kỳ hình thức nào, nói xấu, đặt điều là thói xấu không ai nên có.

Nói xấu người khác là thói quen khó có thể lượng thứ. Đây cũng là tật xấu nơi công sở khá phổ biến và để lại những ấn tượng rất tiêu cực.

Bạn đã từng bị nói xấu nơi công sở chưa? Nếu cảm giác đó tồi tệ với bạn thì người khác cũng sẽ ghét cảm giác đó tương tự như vậy.

Kể cả khi phỏng vấn việc mới, nói xấu công ty cũ của bạn cũng không giúp bạn có được vị trí mình muốn đâu. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy tránh bàn tán những việc không liên quan đến mình và tập trung vào công việc bạn đang làm.

4. Liên tục trì hoãn

Theo Masterskills, “chày bửa” cũng là một trong những tật xấu nơi công sở.

Biểu hiện của sự trì hoãn có thể đến ngay từ việc bạn liên tục làm việc riêng như trên, hoặc gần deadline mới vắt chân lên cổ để làm.

Nếu cứ liên tục như vậy, các nhiệm vụ sẽ không được hoàn thành một cách kỹ lưỡng. Bạn nên học cách sắp xếp công việc và thúc đẩy bản thân làm việc sớm và nhanh hơn. Ta có thể sử dụng to-do list hoặc ứng dụng thời gian biểu để khắc phục tình trạng này.

Tham khảo:   Làm Gì Khi Bất Đồng Quan Điểm Với Sếp? 8 Tips Giải Quyết Mâu Thuẫn Với Cấp Trên Hiệu Quả

5. Hay ngắt lời người khác

Đây không chỉ là tật xấu nơi công sở mà còn là thói xấu hay gặp ngoài đời.

Liên tục chen ngang khi đồng nghiệp hoặc sếp của bạn đang nói là con đường tắt nhanh nhất dẫn đến việc bạn gây ấn tượng tồi tệ, đánh mất độ tin cậy từ người khác.

Kể cả khi bạn thấy ý kiến của họ không hợp lý, hãy chờ họ kết thúc phiên nói của mình rồi hãy lên tiếng phản biện.

6. Ngôn ngữ cơ thể kém tinh tế

Giao tiếp bằng lời nói đã khó, giao tiếp phi ngôn ngữ lại càng cần đến nhiều sự tinh tế hơn.

Ngôn ngữ cơ thể có thể nói lên rất nhiều điều về một người. Việc bạn không nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi nói chuyện, dùng tay chạm lên mặt hoặc vung vẩy tay chân quá nhiều thường thể hiện rằng bạn không tập trung vào cuộc đối thoại.

Ngôn ngữ cơ thể là một nghệ thuật. Và để không gây ấn tượng xấu ở nơi công sở, bạn nên rèn luyện các thói quen dù là nhỏ nhất.

7. Không đón nhận ý kiến phản hồi

Không đón nhận ý kiến phản hồi là một thói hư tật xấuKhông đón nhận ý kiến phản hồi là một thói hư tật xấu
Bạn cần có đầu óc mở mang chứ không nên chỉ chăm chăm làm theo ý mình.

Kể cả khi bạn đã làm trong ngành một thời gian dài, sẽ có những lỗi bạn vẫn mắc phải và cần học tập. Chính bạn đôi lúc sẽ không nhận ra, và người quản lý hoặc đồng nghiệp của bạn sẽ chỉ ra giúp bạn.

Nhiều người không biết cách chọn lọc ý kiến đóng góp mà lại tỏ ra khó chịu. Điều này không chỉ thiếu chuyên nghiệp mà còn đặt ra vật cản cho cơ hội phát triển của bạn.

Hãy học cách vượt qua cái tôi quá lớn của mình và chấp nhận ý kiến đóng góp. Bằng cách sửa sai và học hỏi, chính bạn sẽ tự tin hơn với những việc mình làm.

8. Nói dối

Nói dối có thể dẫn đến nhiều hậu quả. Bạn đánh mất niềm tin của lãnh đạo và đồng nghiệp; bạn có thể đánh mất cả công việc của mình vì lời nói dối bạn tưởng là vô hại.

Có thể nỗi sợ nhất thời làm việc nói dối trở nên khó tránh khỏi, nhưng bạn cần ý thức rằng trung thực mới là đức tính của một người tử tế.

Để loại bỏ thói quen nói dối này, chúng ta phải nghĩ kĩ trước khi nói và biết chịu trách nhiệm với việc mình làm. Lợi ích đến từ việc nói dối không đáng để bạn đánh đổi với những hậu quả sau này.

9. Khó kiềm chế cảm xúc

không biết kiềm chế cảm xúckhông biết kiềm chế cảm xúc
Không biết kiềm chế cảm xúc cũng là một thói quen không tốt.

Một thói quen xấu khi đi làm là khi bạn để cảm xúc chi phối hành động. Môi trường đi làm có nhiều bất cập nhưng không vì vậy mà bạn nên nổi đoá, la hét, thậm chí gây gổ.

Hành động của bạn sẽ một phần quyết định liệu công ty bạn có văn hoá doanh nghiệp lành mạnh hay không.

Nên khi gặp phải tình huống khiến bạn ức chế muốn nổ tung, hãy hít thở thật sâu và bình tĩnh để có thể giả quyết từng việc một cách nhẹ nhàng hơn, hợp lý hơn.

Tham khảo:   Cách quản lý thời gian hiệu quả của nhân viên mới

10. Lạm quyền, bắt nạt người khác

Ma cũ bắt nạt ma mới là tình trạng không hề xa lạ ở môi trường công sở. Nhiều người cậy họ có kinh nghiệm và làm việc lâu hơn nên hay sai vặt, phạt lỗi vô cớ những nhân viên mới gia nhập công ty.

Ví dụ, bạn có thể bị gây khó dễ khi đang học việc nhưng lại có ít tài liệu hướng dẫn, hoặc bạn bị giao những việc lặt vặt ít liên quan tới chuyên môn của mình.

Tự cho mình quyền sai khiến người khác là tật xấu nơi công sở và cũng là vấn nạn gây ức chế ở nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh việc biết đứng lên chống lại người có tính cách xấu, bạn cũng đừng vô tình để mình trở thành một người lạm quyền, vì bạn sẽ không được coi trọng và sẽ sớm bị loại trừ nếu có tính cách này.

11. Ích kỷ

Chỉ làm công việc của mình và không biết hỗ trợ người khác là thói xấu cần sửa đổi. Với những việc nằm trong khả năng, bạn nên giúp đỡ đồng nghiệp khi có thể.

Nếu chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích của mình, bạn sẽ có ít khả năng mở rộng mối quan hệ và phát triển bản thân.

12. Chỉ biết đồng ý khi được giao việc

Không giúp đỡ và không hoàn thành nhiệm vụ là không tốt, nhưng được nhờ làm gì cũng đồng ý cũng không phải thói quen nên được tuyên dương.

không biết nói khôngkhông biết nói không
Trái với kỳ vọng, một “Yes man” sẽ không được trọng vọng ở nơi làm việc.

Chẳng hạn, nếu sếp giao việc gì bạn cũng chỉ biết gật đầu đồng ý thì họ sẽ nghĩ bạn không có chính kiến, thiếu năng lực, và chỉ biết nịnh bợ cấp trên.

Vì vậy, hãy can đảm đưa ra ý kiến nếu bạn thấy công việc được giao hoặc quyết định của người kia có vấn đề.

13. Đứng núi này trông núi nọ

Tâm lý hay so bì các phòng ban, hoặc đang làm ở công ty này lại liên tục ngó nghiêng chế độ của công ty khác cũng là một hành động không nên được tuyên dương.

Nếu bạn cứ giữ tâm thế “đứng núi này trông núi nọ”, bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho vị trí hiện tại và còn có thể không ngừng than thở vì công ty không cho bạn những thứ bạn muốn.

Trừ phi công ty hiện tại có môi trường doanh nghiệp độc hại, bạn nên sửa thói quen này nếu muốn được phát triển tích cực trong sự nghiệp.

14. Ngôn ngữ E-mail thiếu trang trọng

Văn hoá E-mail rất quan trọng trong công việc. Nó nói lên nhiều điều về tác phong và chuyên môn trong công việc của một người.

Vì vậy, việc sử dụng e-mail thiếu quy tắc như không đâu đuôi, sử dụng ngôn ngữ teencode, không trang trọng có thể làm bạn mất đi uy tín và sự tôn trọng của đối tác cũng như đồng nghiệp và cấp trên.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể học bằng cách nhờ đồng nghiệp xem và góp ý, tham khảo qua cách viết mail của sếp/đối tác, hoặc trau dồi văn hoá email tiêu chuẩn qua bài viết của Masterskills!

Tham khảo:   Tip phỏng vấn: 8 “không” để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

15. Chia bè kết phái

Môi trường làm việc chính là một xã hội thu nhỏ có nhiều người với tính cách khác nhau. Nếu có những người hoà hợp thì sẽ có những người xung khắc. Nhưng thay vì tránh những người có lý tưởng sống khác với mình, nhiều người lại chọn việc lôi kéo, thậm chí bịa chuyện để có người ủng hộ mình đối đầu với những hội, nhóm khác.

chia bè kết phái trong công tychia bè kết phái trong công ty
Chia bè kết phái sẽ gây lục đục nội bộ.

Hệ luỵ của tình trạng này là sự giảm sút của tinh thần đoàn kết, chia rẽ nội bộ. Chẳng phải mục đích chung của công ty là để tất cả cùng nhau phát triển hay sao?

Vì vậy, kể cả khi họ có là người có cách đối nhân xử thế tồi tệ thế nào, hoặc bạn và họ có trái ngược nhau ra sao, hãy luôn ghi nhớ rằng mục đích khi chúng ta đi làm là để mở rộng kết nối, phát triển bản thân, chuyên môn công việc.

Dĩ hoà vi quý luôn là lựa chọn tốt nhất bạn nên hướng tới trong môi trường công sở nhiều rắc rối.

Lời kết

Tật xấu nơi công sở có thể bắt nguồn từ những hành động tưởng chừng nhỏ nhặt nhất. Nếu như bạn nhận thấy mình có một trong những dấu hiệu trên, bạn hãy nhanh chóng sửa đổi, đồng thời khéo léo nhắc nhở, hỗ trợ mọi người cải thiện các tình trạng đó.

Có vậy, môi trường làm việc của bạn mới lành mạnh và giúp bạn phát triển toàn diện về cả mặt tinh thần và sự nghiệp lâu dài.

Cách để loại bỏ thói quen xấu

Tham khảo:

  1. 10 Bad (Yet Surprisingly Common) Workplace Habits to Drop ASAP
  2. What Is A Healthy Workplace
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo