31. Kỹ năng làm việc

Cách Xây Dựng Mối Quan Hệ Đồng Nghiệp Chốn Công Sở

Theo Globoforce, 78% những người làm việc từ 30 đến 50 giờ mỗi tuần thực sự dành nhiều thời gian cho đồng nghiệp hơn là cho gia đình của họ. Vì vậy, xây dựng quan hệ đồng nghiệp ở nơi làm việc là điều chúng ta nên coi trọng. Vậy làm cách nào để có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp của mình, cùng khám phá ở bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp tại công ty?  

Đồng nghiệp là những người sẽ “đồng cam cộng khổ” cùng bạn ở công ty. Có một mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp tại công ty sẽ giúp bạn:

  • Chia sẻ nội dung công việc: Đồng nghiệp sẽ là những người cùng bạn chia sẻ các nội dung công việc. Nếu bạn và đồng nghiệp cùng ở một team, việc cùng nhau hoàn thành một dự án hoặc một kế hoạch để gửi sếp là điều bắt buộc. Vì vậy nếu bạn cùng đồng nghiệp thân thiết với nhau, việc trao đổi công việc sẽ dễ dàng và trơn tru hơn.
  • Cùng nhau thư giãn vào giờ nghỉ: Ngoài thời gian làm việc, bạn cũng cần có những khoảnh khắc thư giãn ở chốn công sở. Và những đồng nghiệp chính là những người cùng bạn tán gẫu, tâm sự, hóng biến, v.v. Có được một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp ở môi trường công sở chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn mỗi khi đi làm.
  • Giúp đỡ nhau hoàn thành công việc: Có một người đồng nghiệp thân thiết và đáng tin tưởng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn khi bàn giao lại công việc nếu chẳng may bạn có việc đột xuất. Ngược lại, bạn cũng có thể là người giúp đỡ họ khi họ không thể hoàn thành công việc của mình.
Xây dựng quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp rất cần thiết nơi công sởXây dựng quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp rất cần thiết nơi công sở
Xây dựng quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp rất cần thiết nơi công sở

Cách xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp 

Tôn trọng và tin tưởng đồng nghiệp 

Tôn trọng và tin tưởng là 2 yếu tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào, và mối quan hệ đồng nghiệp cũng như vậy. Chỉ khi bạn tôn trọng và tin tưởng đồng nghiệp, bạn mới có thể nhận lại được những điều đó. Vì vậy, bạn hãy luôn tôn trọng và tin tưởng đồng nghiệp của mình nhé. 

Giao tiếp cởi mở và lắng nghe chân thành

Giao tiếp là chìa khóa của mọi mối quan hệ. Vì vậy bạn hãy cố gắng để giao tiếp một cách hiệu quả với đồng nghiệp của mình. Ngoài việc học cách ăn nói lịch sự, có văn hoá, bạn nên học cả cách lắng nghe chân thành để có thể thấu hiểu và thể hiện sự tôn trọng đối với các đồng nghiệp của mình.

Tôn trọng sự khác biệt và tìm kiếm điểm chung

Như đã nói ở bên trên, việc tôn trọng lẫn nhau là yếu tố quan trọng giúp xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp. Việc tôn trọng ở đây bao gồm cả sự tôn trọng sự khác biệt của nhau, về văn hoá, thói quen, phong cách làm việc hay cả những quan điểm chính trị, v.v. Thêm vào đó, bạn và người bạn công sở của mình cũng nên tìm kiếm một điểm chung như một bộ phim, một cuốn sách, v.v, để có thể trò chuyện cùng nhau về chủ đề đó. 

Tham khảo:   Trong công việc, ai có tính kỷ luật cao hơn – người đó thắng!

Giúp đỡ đồng nghiệp khi họ cần 

Đừng quên giúp đỡ đồng nghiệp của mình khi họ cần. Việc sẵn sàng giúp đỡ nhau sẽ làm cho mối quan hệ của hai bạn tốt hơn rất nhiều. Và nếu bạn đã từng giúp đỡ đồng nghiệp của mình, họ chắc chắn sẽ không ngại ngần giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. 

Không nói xấu đồng nghiệp 

Một việc bạn nên tránh trong bất kỳ mối quan hệ nào đó chính là việc nói xấu sau lưng hoặc tung ra những tin đồn thất thiệt. Nếu có điều gì không hài lòng với công việc, với đồng nghiệp, thậm chí là với sếp, bạn hãy tìm cách để trực tiếp bày tỏ, chia sẻ với họ thay vì ôm bực tức và nghĩ ra những câu chuyện không có thật. Đừng tự biến mình thành “bà hàng xóm” ở chốn công sở nhé.  

Cần thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp khi cần hỗ trợCần thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp khi cần hỗ trợ
Cần thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp khi cần hỗ trợ

Một số lưu ý khi xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp 

Mối quan hệ với đồng nghiệp cùng cấp

Những đồng nghiệp cùng cấp là những người trực tiếp làm việc và chia sẻ gánh nặng công việc với bạn. Vì vậy, bạn nên xây dựng một mối quan hệ thẳng thắn, chia sẻ, bình đẳng và cởi mở với đồng nghiệp của mình:

  • Hòa nhã, khiêm tốn, lễ độ và vui vẻ khi đến công ty.
  • Thường xuyên thể hiện thái độ tích cực, và tinh thần làm việc hăng say.
  • Chú ý vệ sinh bàn làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng.
  • Luôn tôn trọng người khác, quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh và chủ động giúp đỡ đồng nghiệp, v.v.
  • Có thể tìm hiểu và ghi nhớ ngày sinh nhật của đồng nghiệp
  • Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu khi nói chuyện với đồng nghiệp nơi đông người.
  • Không quên quan tâm, hỏi thăm và giúp đỡ đồng nghiệp và người nhà họ khi gặp khó khăn, hoạn nạn
  • Không nên tỏ ra xa lánh, giữ khoảng cách với đồng nghiệp. Tuy nhiên cần chú ý đến thái độ, lời nói, cử chỉ đặc biệt là đồng nghiệp khác giới.
  • Tránh bàn tán chuyện riêng tư của đồng nghiệp cũng như điểm yếu của họ.

Mối quan hệ với cấp trên

Cấp trên là những người trực tiếp quản lý, giao việc và giám sát công việc của bạn. Vì vậy, hãy xây dựng một mối quan hệ tôn trọng, nể phục và tin tưởng đối với cấp trên của mình:

  • Luôn thể hiện thái độ tôn trọng cấp trên của mình.
  • Chú ý bảo vệ hình tượng cấp trên, đồng thời giúp bạn bảo vệ hình tượng của chính mình.
  • Khi nhận được công việc cấp trên giao, nếu không hiểu hoặc chưa nắm rõ hãy hỏi lại sếp và ghi chú lại bằng văn bản/email để tránh sai sót. 
  • Báo cáo tiến độ công việc với sếp một cách kịp thời khi công việc hoàn thành.
  • Khi đi công tác hoặc không thể đi làm, trừ trường hợp bất khả kháng, nên tự mình báo cáo sếp; dù không ở nơi làm trong thời gian ngắn cũng nên thông qua sự đồng ý của sếp.
  • Tránh làm việc vượt cấp, trừ trường hợp thật cần thiết.
  • Luôn nỗ lực học hỏi và chủ động trong công việc. 
Tham khảo:   6 lí do phổ biến khiến bạn trì hoãn công việc

Mối quan hệ với cấp dưới

Cấp dưới là những người hỗ trợ bạn trong công việc, vì vậy hãy luôn động viên, tin tưởng và kiên trì với họ:

  • Hỏi han, quan tâm các nhân viên cấp dưới thường xuyên và chân thành.
  • Cổ vũ khuyến khích cấp dưới, thường xuyên sử dụng ngôn từ mang ý khẳng định với công việc và năng lực của họ.
  • Luôn đúng giờ khi nghe cấp dưới báo cáo công việc; lắng nghe ý kiến và phản hồi; tránh tỏ ra phàn nàn, thiếu kiên nhẫn, ngắt quãng công việc cấp dưới.
  • Giao việc hợp lý, tránh trường hợp để cấp dưới phải ôm đồm quá nhiều việc
  • Quan tâm và hỏi han, chia sẻ khi cấp dưới bị ốm, căng thẳng, áp lực hoặc nghi ngờ công việc.
  • Luôn cổ vũ, khuyến khích cấp dưới để họ có thể phát huy khả năng của bản thân
  • Cần có kỹ năng phê bình một cách khéo léo: Trước hết, ta hãy bắt đầu từ sự chân thành và tán thưởng; sau đó có thể gián tiếp phê bình cấp dưới. Hãy nhớ rằng trước khi chỉ trích cần nói về trách nhiệm. Khi phê bình, ta chỉ nên phê bình công việc chứ không phải con người; lưu ý cấp dưới không nên mắc phải các sai lầm trước đó và có cách xử lý khác khi họ tiếp tục mắc lỗi.
  • Rộng lượng với cấp dưới, dùng tấm lòng chân thành biết ơn sự cống hiến của họ.
  • Không dựa vào chức vụ để chèn ép cấp dưới. 
Rộng lượng trong công việc cũng là cách tạo quan hệ tốt đẹp đối với cấp dướiRộng lượng trong công việc cũng là cách tạo quan hệ tốt đẹp đối với cấp dưới
Rộng lượng trong công việc cũng là cách tạo quan hệ tốt đẹp đối với cấp dưới

Điều cần tránh để không làm xấu quan hệ đồng nghiệp 

Nói chuyện tầm phào

Những câu chuyện tầm phào ở nơi làm việc có thể được coi là một loại “vi-rút” vì chúng không chỉ phá hủy các mối quan hệ, nó còn làm giảm chất lượng công việc của bạn. Bạn nghĩ sao nếu có một ngày bản thân mình bị đem ra bàn tán và nói xấu mặc dù bạn không làm gì hết? Điều đó sẽ hủy hoại tinh thần của bạn nhanh chóng và bạn sẽ không thể ở lại môi trường đó nữa? Vì vậy, tốt nhất là nên tránh xa những câu chuyện tầm phào chốn công sở.

Nói dối

Tất cả chúng ta đều đã từng nói dối. Tuy nhiên, việc nói dối có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở nơi làm việc. Nếu lời nói dối của bạn bị phát hiện, chúng sẽ làm giảm uy tín của bản thân bạn và khiến người khác khó tin tưởng mình. Điều đó cực kỳ bất lợi nếu bạn muốn leo lên các vị trí cao hơn ở nơi làm việc. 

Nói một đằng làm một nẻo

Điều có thể khiến bạn tức giận nhất với đồng nghiệp của mình là khi họ hứa với bạn một điều gì đó và không thực hiện được. Ví dụ, deadline phải nộp ý tưởng cho sếp là thứ sáu, và hai bạn đã hứa đến thứ năm sẽ nộp lại ý tưởng của mình và cùng nhau gửi cho sếp. Tuy nhiên đồng nghiệp của bạn lại không chuẩn bị gì cả và đổ hết trách nhiệm lên đầu bạn. Điều này thực sự là một vấn đề nhức nhối. 

Tham khảo:   AIFTA là gì, các lĩnh vực hợp tác và kết quả đạt được?

Chiếm đoạt công lao của người khác

Chiếm đoạt công lao của người khác cho thấy rằng bạn chỉ quan tâm đến bản thân. Hành động ích kỷ này làm giảm lòng tin và sẽ nhanh chóng khiến đồng nghiệp quay lưng lại với bạn. Vì vậy, hãy luôn ghi nhận và khen thưởng xứng đáng cho người thực sự đáng được nhận nó.

Trì hoãn làm ảnh hưởng đến người khác

Hãy hạn chế việc trì hoãn công việc đến gần deadline mới hoàn thành. Việc này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các cá nhân trong team vì họ cần sử dụng những sản phẩm của bạn để bắt đầu làm công việc của họ. Đừng gây nên căng thẳng không cần thiết cho cộng sự của mình để giữ một tình đồng nghiệp đẹp.

Kết luận

Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về những lý do tại sao nên có một mối quan hệ với đồng nghiệp tốt đẹp và những cách để xây dựng quan hệ đồng nghiệp. Nếu bạn cảm thấy bài viết của Masterskills hữu ích, đừng quên để lại một bình luận bên dưới nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo