31. Kỹ năng làm việc

Tạo không khí hài hước vui nhộn cho bài thuyết trình đúng cách

Tạo bầu không khí hài hước vui nhộn rất khó, tạo sự vui vẻ trong các bài thuyết trình còn khó hơn. Tuy nhiên, hài hước là một phần quan trọng trong tất cả các bài phát biểu, trừ trường hợp nghiêm túc nhất. Dưới đây là một số lí do vì sao.

Hài hước là cầu nối để kết nối với khán giả

Rất ít điều có thể giúp bạn tiếp cận khán giả nhanh chóng và hiệu quả hơn là sự hài hước và tiếng cười. Điều này đúng kể cả khi bạn đang nói chuyện với đồng nghiệp mà bạn gặp hàng ngày hoặc một nhóm xa lạ.

Do đó, nếu thấy phù hợp, hãy đưa vào bài thuyết trình của bạn một chút hài hước. Nếu sớm tạo được không khí vui vẻ, bạn sẽ nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu của mình, dù đó là bài phát biểu mang tính hướng dẫn hay thuyết phục.

Hài hước giúp ghi nhớ dễ hơn

Hài hước có thể là một cách hiệu quả để củng cố thông tin mà bạn muốn khán giả ghi nhớ. Nếu đã sử dụng sự hài hước thường xuyên, có lẽ bạn cũng đã biết mọi người nhớ sự hài hước rất lâu trong khi họ có thể nhanh chóng quên đi các biểu đồ, dữ kiện và bảng biểu.

Vì vậy, bằng cách sử dụng sự hài hước để nhấn mạnh và kết nối các điểm quan trọng, bạn sẽ giúp khán giả dễ dàng nhớ được những điểm chính mà bạn muốn họ ghi nhớ hoặc hành động.

Hài hước tạo không khí thoải mái

Không phải ai cũng thích các cuộc họp và thuyết trình. Thế nên hãy làm cho họ cười, khiến họ cảm thấy thoải mái và muốn lắng nghe bạn. Khi khán giả cảm thấy hào hứng, bạn cũng có thể bình tĩnh và việc truyền đạt thông điệp sẽ “nhẹ nhàng” hơn.

Lắng nghe thuyết trình trong công việc không nên giống như xem một vở hài kịch nhưng tiếng cười ở đây có thể giúp người nghe dễ dàng tiếp thu thông tin có liên quan.

Hài hước vui nhộn là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ, giúp thu hút sự chú ý, tạo mối quan hệ và làm cho bài thuyết trình trở nên đáng nhớ hơn.

Nếu sự hài hước vui nhộn có ích, bạn phải làm thế nào để đảm bảo sự phù hợp? Nếu bạn muốn bài thuyết trình của mình thêm phần hấp dẫn, điều quan trọng là phải sử dụng sự hài hước đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Tham khảo:   Top 6 Luật Bất Thành Văn Chốn Công Sở Bạn Nên Biết

Kể các câu chuyện cười có liên quan

Nói đến cách làm thế nào để một bài thuyết trình trở nên thú vị đối với khán giả, nhiều diễn giả chuyên nghiệp tin rằng bạn nên kể một câu chuyện cười khi bắt đầu.

Mặc dù câu chuyện về chú chó của bạn có thể vui nhộn, dễ thương và làm ấm lòng người nghe nhưng hiếm khi được hoan nghênh trong công việc. Nếu bạn không kết nối câu chuyện với chủ đề hoặc tình huống liên quan, nhiều khán giả sẽ khó chịu và cảm thấy như thời gian của họ đang bị lãng phí.

Tránh mỉa mai

Những lời châm biếm có thể hài hước, nhưng nên sử dụng tùy vào bối cảnh. Vốn dĩ, lời châm biếm có thể khó diễn giải, vì bạn đang nói một điều nhưng thực ra lại mang ý nghĩa ngược lại.

Có thể những người thân thiết của bạn sẽ hiểu và cảm thấy rất buồn cười, nhưng người ngoài lại chẳng hiểu gì cả. Thậm chí, nó có thể dẫn đến xung đột hoặc gây tổn thương tình cảm.

Tạo sự mới mẻ

Một trong những khoảnh khắc xấu hổ nhất mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng sự hài hước là nói một điều gì đó đã được hầu hết khán giả biết đến, khiến sự hài hước của bạn trở nên khô khan, ngô nghê và lỗi thời.

Tham khảo:   OKR là gì? Lợi ích, các bước triển khai và xây dựng OKR

Khi bạn đã sử dụng cùng một sự hài hước trong nhiều năm, tốt nhất là nên loại bỏ chúng và luôn cập nhật các tình tiết hài hước mới theo thời gian.

Tự cười bản thân đúng mực

Sử dụng sự hài hước một cách hiệu quả thường có nghĩa là sử dụng chính bạn làm chủ đề, nếu có liên quan đến những gì bạn đang nói.

Bạn có thể cười nhạo những điều ngốc nghếch hoặc kỳ quặc của mình một cách công khai nhưng đừng làm mất đi giá trị của bản thân chỉ để nhận được sự chú ý của khán giả. Bởi điều đó sẽ khiến họ bối rối và khó xử.

Khi bạn tự cười bản thân đúng mực và trung thực, bạn đang khiến khán giả cười cùng bạn chứ không phải xem bạn là một người ngốc nghếch. Đồng thời, bạn cũng đang tạo ra sự cởi mở và tin cậy. Khán giả sẽ có nhiều khả năng lắng nghe hơn bởi vì bạn đang phản ánh một khía cạnh mà họ biết là đúng với bạn và có thể đúng với cả họ.    

Đừng nói dối

Một tình huống hài hước khiến khán giả tin tưởng là điều rất tốt. Nhưng nếu điều đó có vẻ như là một câu chuyện bịa hoặc bị thổi phồng quá mức so với thực tế đã xảy ra, thì khán giả sẽ cảm thấy khó tin và rõ ràng mục đích gây cười của bạn sẽ gây tác dụng ngược.

Nếu khán giả cười, đừng vội cắt ngang

Đừng làm gián đoạn tiếng cười. Nếu bạn đã kể một câu chuyện vui và nó khiến mọi người cười, hãy để họ tận hưởng khoảnh khắc đó. Họ sẽ có nhiều thiện cảm với bạn hơn vì hành động tinh tế này.

Tham khảo:   Tạm ngừng trong quá trình giao tiếp có sức mạnh thế nào?

Sự hài hước vui nhộn rất khó thực hiện một cách chính xác. Tuy nhiên, vì lợi ích khiến khán giả chú ý đến những gì bạn đang nói và làm cho thông điệp của bạn trở nên đáng nhớ hơn, thì điều này rất đáng để nỗ lực. Hãy thử thêm một chút “gia vị” hài hước vào lần thuyết trình tiếp theo và cảm nhận sự khác biệt nhé.

Huỳnh Trâm

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo