01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chất lượng 6 Sigma

6 Sigma cải tiến quản lý chất lượng như thế nào?

6 Sigma là gì?

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng có mục tiêu giúp doanh nghiệp cải tiến các quy trình, sản phẩm hiện tại thông qua phát hiện và loại bỏ các khiếm khuyết.

Theo đó, 6 Sigma sẽ hợp lý hóa việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh để có rất ít hoặc không có những sai sót trong chất lượng.

Doanh nghiệp cần hiểu rõ, 6 Sigma không phải là một hệ thống quản trị chất lượng giống như ISO 9001. Đây là công cụ nhằm xây dựng tư duy mới cho doanh nghiệp: Thay vì tập trung vào xử lý những sản phẩm lỗi, hãy đầu tư cải thiện quy trình để ngăn lỗi xảy ra, tạo lập sự ổn định gần như hoàn hảo trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh.

6 cấp độ chất lượng trong 6 sigma

“Sigma” có nghĩa là độ lệch chuẩn trong thống kê. Theo đó, có tới 6 cấp độ chất lượng trong 6 sigma:

Số TT Cấp độ Sigma Lỗi trong 1 triệu sản phẩm Lỗi tính theo phần trăm
1 Một Sigma 690.000 69%
2 Hai Sigma 308.000 30,8%
3 Ba Sigma 66.800 6,68%
4 Bốn Sigma 6.210 0,621%
5 Năm Sigma 230 0,023%
6 Sáu Sigma 3,4 0.0003%

Bảng thể hiện 6 cấp độ trong 6 sigma

Mục tiêu của 6 Sigma hướng tới là 3,4 sai sót trên mỗi một triệu sản phẩm. Điều này khiến doanh nghiệp đạt chất lượng ở mức tối đa đến 99,99966%.

Theo đánh giá của các chuyên gia chất lượng, việc thực hiện phương pháp 6 sigma và hoàn thành từng cấp bậc chất lượng sẽ mang lại kết quả giảm thiểu khuyết tật rõ rệt.

Mô hình cải tiến chất lượng trong 6 Sigma theo các bước DMAIC

 

Bước 1: D – Define (Xác định)

Đây là giai đoạn khởi đầu của quá trình cải tiến chất lượng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Theo đó, trước khi tiến hành các dự án mới theo đó doanh nghiệp sẽ cần xác định 3 yếu tố cơ bản sau:

  • Xác định rõ nét chân dung khách hàng cũng như yêu cầu mà họ mong muốn? (đặc biệt là trong vấn đề chất lượng sản phẩm)
  • Quá trình thực hiện cam kết chất lượng của doanh nghiệp sẽ diễn ra như thế nào?
  • Để cải tiến các chỉ số về chất lượng cần thêm các nguồn lực nào?
Tham khảo:   7 lợi ích tuyệt vời của triết lý sản xuất tinh gọn LEAN

Bước 2: M – Measure (Đo lường)

Đây là giai đoạn doanh nghiệp sẽ đánh giá năng lực thực hiện cam kết chất lượng của mình. Theo đó, các đơn vị sẽ thu thập dữ liệu từ lịch sử sản xuất trước đó cũng như tình hình sản xuất hiện tại để đánh giá được năng lực của công ty đang ở mức mấy của Sigma.

Trong quá trình đo lường này, doanh nghiệp cũng cần nhận dạng và tính toán một cách chính xác các biến động có thể tác động vào quá trình sản xuất cũng như chất lượng thành phẩm của nhà máy.

Bước 3: A – Analyze (Phân tích)

Đây là bước doanh nghiệp đánh giá các nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng của thành. Cũng tại đây, doanh nghiệp cần xác định những ảnh hưởng của các nguyên nhân kể trên, từ đó có những giải pháp loại trừ phù hợp và hiệu quả.

Bước 4: I – Improve (Cải tiến)

Đây là giai đoạn doanh nghiệp thực hiện và triển khai các giải pháp được đề xuất tại bước trước đó nhằm loại trừ các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Trong bước này, doanh nghiệp cần tiến hành các buổi triển khai giải pháp để đánh giá các cải tiến sẽ đạt được trước khi thực hiện ở quy mô lớn hơn.

Bước 5: C – Control (Kiểm soát)

Sau khi doanh nghiệp thực hiện giải pháp cải tiến chất lượng sản xuất ở quy mô toàn nhà máy, bộ phận quản lý cần tiếp tục theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện. Theo đó, nếu doanh nghiệp đạt kết quả như kỳ vọng, cần chuẩn hóa các cải tiến vào văn bản quy trình. Nếu như phát sinh các sự cố hay mục tiêu chất lượng không đảm bảo, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện lại từ đầu và đề xuất giải pháp mới, phù hợp hơn.

Tham khảo:   Mô Hình Nhóm Huấn Luyện (TWI)

ứng dụng 6 sigma trong cải tiến chất lượng

Lợi ích của ứng dụng Six Sigma

  • Giảm chi phí sản xuất

Với tỷ lệ khuyết tật trong thành phẩm giảm đáng kể, nhà máy dễ dàng loại bỏ những lãng phí về nguyên vật liệu và việc sử dụng nhân công kém hiệu quả. Điều này góp phần làm giảm bớt chi phí hàng bán trên từng đơn vị sản phẩm cũng như làm tăng lợi nhuận mà doanh nghiệp có được.

  • Giảm chi phí quản lý

Từ việc loại bỏ gần như hoàn toàn tình trạng hàng hóa lỗi/hỏng/kém chất lượng thông qua loại bỏ các khuyết tật phổ biến, doanh nghiệp có thể giảm bớt thời gian xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Điều này cũng giúp cấp quản lý có nhiều thời gian cho các hoạt động mang lại giá trị cao hơn.

  • Gia tăng sự hài lòng của khách hàng

Bằng cách làm giảm đáng kể tỷ lệ lỗi/hỏng của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ khách hàng quay lại cao hơn do những trải nghiệm chất lượng mà họ nhận được. Từ việc gia tăng sự hài lòng, các công ty có thể giảm thiểu rủi ro bị chấm dứt đơn đặt hàng từ phía khách hàng cũng như duy trì được lượng khách hàng thường xuyên. Ngoài ra việc duy trì nguồn khách hàng thường xuyên sẽ giúp mỗi doanh nghiệp giảm được chi phí kinh doanh một cách đáng kể. Cụ thể là giảm chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng mới, chi phí tiếp thị, quảng bá, chi phí chào hàng…

  • Giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất dễ dàng hơn

Từ việc có thể giảm thiểu rủi ro về vấn đề chất lượng, mỗi doanh nghiệp sẽ đạt sự gia tăng về sản lượng, khách hàng, doanh thu, thị phần, lợi nhuận cũng gia tăng đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Thực tế, vấn đề chất lượng luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu để mỗi tổ chức có thể tăng trưởng và phát triển một cách mạnh mẽ trong lâu dài.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo