31. Kỹ năng làm việc

Sứ mệnh là gì? Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi có gì khác?

Xác định sứ mệnh là một việc làm quan trọng đối với các cá nhân và cả doanh nghiệp. Vậy sứ mệnh là gì? Vai trò của nó như thế nào? Xác định sứ mệnh bằng cách nào? Những băn khoăn này sẽ được giải đáp cụ thể để bạn đọc được rõ hơn.

Sứ mệnh là gì? Sứ mệnh tiếng Anh là gì?

“Sứ mệnh tiếng Anh là Mission là lời giải thích ngắn gọn về lý do tồn tại của một tổ chức và mô tả mục đích, ý định và mục tiêu tổng thể của tổ chức đó.”

Nói theo cách dễ hiểu hơn thì sứ mệnh chính là lời giới thiệu lý do để chủ thể phát triển, mục tiêu tổng thể đang hướng đến là gì.

Đồng thời sứ mệnh còn giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mà cá nhân, công ty/doanh nghiệp) sẽ sản xuất, khách hàng mục tiêu và thị trường tiêu thụ chính ở đâu. Vì vậy, sứ mệnh có vai trò và sức ảnh hưởng rất lớn, cho nên hầu hết các chủ thể luôn cố gắng tuyên bố sứ mệnh của mình một cách ngắn gọn, rõ ràng và súc tích để thể hiện được trình độ phát triển và tầm nhìn của mình.

Ví dụ về sứ mệnh

– Sứ mệnh của tập đoàn sữa TH True Milk đó là: “Với ý thức gần gũi với tự nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm sở hữu nguồn gốc từ tự nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng

– Sứ mệnh của tập đoàn Philips đó là: “Sứ mệnh của chúng tôi là cải tạo ngôi nhà trở nên ấm áp, chăm sóc và yêu thương cho tất cả thành viên trong gia đình. Để nhà trở thành tổ ấm”.

Sứ mệnh có vai trò gì đối với các cá nhân, doanh nghiệp?

Sứ mệnh là mục đích, là lý do ra đời và căn cứ để cá nhân/ doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Thông qua sứ mệnh chủ thể sẽ thể hiện được vai trò của mình và những tác động, lợi ích chủ thể có thể đóng góp cho cộng đồng, xã hội. 

Vai trò của sứ mệnh với cá nhân

Sứ mệnh cá nhân là những mục tiêu, lý do, mục đích để người đó tiếp tục tồn tại, sống và làm việc. Nó gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của người đó từ hiện tại đến tương lai. Và sứ mệnh của mỗi cá nhân sẽ khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. 

Vai trò của sứ mệnh đối với doanh nghiệp

Sứ mệnh có vai trò quan trọng, thiết thực, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang trên con đường khẳng định thương hiệu. Vai trò của sứ mệnh với doanh nghiệp là:

Tham khảo:   Cách viết thư từ chối nhận việc lịch sự và khéo léo

– Khi có sứ mệnh, việc sắp xếp nhân sự thực hiện tốt hơn cho các chiến lược, dự án. 

– Sứ mệnh giúp cho các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp không đi lệch hướng vì có đích đến cụ thể. 

– Sứ mệnh giống như một tiêu điểm giúp liên kết nhân viên và nhà điều hành doanh nghiệp với nhau để có kết quả hoạt động tốt.

– Sứ mệnh có vai trò cố định mục tiêu, kết quả ở hiện tại và tương lai. Khi đã xác định rõ được sứ mệnh ngay từ đầu thì năng suất và hiệu quả công việc sẽ tăng nhanh hơn. 

– Nhờ sứ mệnh mà bộ phận quản lý, điều hành doanh nghiệp… nhìn rõ sự phát triển trong tương lai, tm ra cách huấn luyện đội ngũ nhân sự mới, hướng dẫn nhân viên cố gắng thực hiện tốt công việc vì mục tiêu phát triển chung. 

Sự khác biệt giữa tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là gì?

Tầm nhìn đưa ra cái nhìn rõ ràng về những gì công ty hi vọng đạt được hoặc trở thành trong tương lai. Tầm nhìn mang tính truyền cảm hứng và động lực nhưng cũng đưa ra phương hướng, vạch ra hướng đi của tổ chức.

Sứ mệnh truyền đạt mục đích hoặc lý do tồn tại của một tổ chức. Nó hướng dẫn các hoạt động hàng ngày của tổ chức, truyền đạt cho các bên liên quan bên ngoài các giải pháp cốt lõi mà tổ chức cung cấp cho xã hội và thúc đẩy nhân viên hướng tới mục tiêu chung ngắn và trung hạn.

Giá trị cốt lõi phản ánh các nguyên tắc và đạo đức cốt lõi của tổ chức. Nó được sử dụng để thông báo và hướng dẫn các quyết định cũng như hành vi của những người trong tổ chức, đồng thời báo hiệu cho các bên liên quan bên ngoài điều gì là quan trọng đối với công ty.

Cùng với nhau, những tuyên bố này cung cấp định hướng chiến lược cho một tổ chức, cung cấp thông tin cho các chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai.

Mục đích việc tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?

Tuyên bố sứ mệnh là vấn đề quan trọng khi doanh nghiệp đang suy nghĩ về định hướng tương lai của mình. Vậy mục đích của sứ mệnh là gì?

– Bản tuyên bố sứ mệnh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào đó, khách hàng và đối tác cũng có thể đánh giá được mức độ tin cậy của thương hiệu.

– Tuyên bố sứ mệnh giúp nhân viên hiểu rõ hơn về mục tiêu chung của doanh nghiệp, từ đó xác định sự phấn đấu trong công việc, có thêm động lực để cống hiến nhiều hơn nữa. 

– Ngoài ra, bản tuyên bố sứ mệnh xác định giá trị, đạo đức, văn hóa và các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Và nó còn được áp dụng với các bên liên quan như khách hàng, nhà phân phối, đối tác…

Tham khảo:   Gợi ý hay để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?”

Hướng dẫn chi tiết các bước xác định và hoàn thiện bản sứ mệnh 

Nhìn chung, mỗi một doanh nghiệp đều có một sứ mệnh riêng. Nhưng làm sao doanh nghiệp xác định được sứ mệnh của mình một cách chuẩn xác và phù hợp nhất? Dưới đây là hướng dẫn các bước xác định sứ mệnh chi tiết để các bạn tham khảo.

Bước 1: Xác định về thị trường

Tìm ra thị trường phù hợp với mình là việc các doanh nghiệp phải làm đầu tiên trong quá trình xác định sứ mệnh. Điều này sẽ giúp sứ mệnh trở nên rõ ràng hơn, dễ định hướng tới nhóm đối tượng, thị trường cụ thể.

Chủ thể có thể đóng vai trò mình là khách hàng, nghĩ xem vì lý do gì mà bạn lại lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Cách doanh nghiệp thu hút được khách hàng là gì. Nếu vấn đề đó dễ hình dung thì sản phẩm, dịch vụ đó có khả năng cạnh tranh cao, có thể mở rộng thị trường.

Bước 2: Xác định những giá trị doanh nghiệp mang lại cho khách hàng

Khi doanh nghiệp đã cụ thể được đối tượng hướng đến thì việc cần làm tiếp theo là cần xác định được những điểm nổi bật, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mới là gì. Đây là những giá trị nổi bật mà doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng.

Vì vậy, khi viết sứ mệnh, chủ thể cần viết vừa đủ, không cần khoe khoang nhiều nhưng cũng đừng khiêm tốn quá. Cần viết đúng, dựa trên ưu điểm, lợi thế, giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Đặc biệt, cần nhấn mạnh những đóng góp của doanh nghiệp tới xã hội và cộng đồng, hướng tới sự phát triển chung và toàn diện để doanh nghiệp có hình ảnh đẹp và ấn tượng tốt trong mắt đối tác, khách hàng.

Bước 3: Xác định những giá trị doanh nghiệp mang lại cho nhân viên

Xác định được những giá trị thực của doanh nghiệp mang lại cho nhân viên chính là môi trường làm việc tốt, hòa đồng, chế độ đãi ngộ tốt. Đây là nội dung cần phải được ghi rõ ràng, cụ thể, có điểm nhấn và đặc biệt trong bản sứ mệnh. 

Vì khi doanh nghiệp có tạo ra giá trị cho nhân viên thì khách hàng cũng có niềm tin về giá trị của doanh nghiệp đó mang lại cho mình.  

Bước 4: Bổ sung giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho nhà đầu tư

Thông thường, rất nhiều doanh nghiệp khi soạn bản sứ mệnh thường bỏ qua nội dung này. Tuy nhiên, nếu như cho thấy được lợi ích khi mua cổ phần thì sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tư.

Tham khảo:   AIFTA là gì, các lĩnh vực hợp tác và kết quả đạt được?

Khoản đầu tư chính là nền tảng tài chính vững chắc để doanh nghiệp có thể phát triển. Do đó, cần bổ sung nội dung này vào ngay cho bản sứ mệnh của doanh nghiệp nhé.

Bước 5: Thảo luận và điều chỉnh bản sứ mệnh

Việc viết bản sứ mệnh của doanh nghiệp không đơn giản chỉ cần ghép nội dung các bước trên mà những nội dung được đề cập trên đó cần có sự liền mạch, thống nhất và làm nổi bật được nội dung chính và sứ mệnh quan trọng của doanh nghiệp. 

Thế nên, việc đọc kỹ nội dung, đưa ra thảo luận là cần thiết. Dựa vào đó người viết chỉnh sửa câu từ cho mượt mà nhất, đúng với mục đích doanh nghiệp muốn thể hiện.

Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu sứ mệnh là gì, vai trò và mục đích của bản sứ mệnh như thế nào. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho mọi người nhiều thông tin giá trị, cũng như biết cách xây dựng một bản sứ mệnh hiệu quả cho mình. Đừng quên truy cập Masterskills.vn mỗi ngày để tham khảo những mẹo tuyển dụng hay và bí quyết quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo