31. Kỹ năng làm việc

Chi phí cơ hội là gì? Ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là gì? Cuộc sống là một loạt những quyết định và mỗi quyết định sẽ khiến chúng ta phải đối diện với những điều được – mất. Bạn sẽ đánh mất những gì khi từ bỏ cơ hội này để lựa chọn một cơ hội khác? Chi phí cơ hội chính là những thứ bạn sẽ phải từ bỏ, có thể là tiền bạc, là thời gian, là cơ hội nghề nghiệp, cũng có thể là sự hạnh phúc. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu về chi phí cơ hội nhé.

Chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội tiếng Anh là gì?

“Chi phí cơ hội tiếng Anh là opportunity cost là tiền hoặc lợi ích bị mất khi từ bỏ cơ hội này để lựa chọn cơ hội khác.”

Chi phí cơ hội không phải luôn được biểu hiện bằng tiền mà còn bao gồm yếu tố thời gian, công sức và các nguồn lực khác. Vì tính trừu tượng và tương đối, chi phí cơ hội không hiển thị trong báo cáo tài chính như các chi phí thông thường khác nhưng nó vẫn được các doanh nghiệp, cá nhân cân nhắc đến trước khi đưa ra quyết định.

Trong hoạt động kinh doanh, chi phí cơ hội thường liên quan đến việc đầu tư vào một cơ hội cụ thể và bỏ lỡ cơ hội khác có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn. Do đó, các nhà đầu tư cần phải nhận biết và đánh giá kỹ lưỡng chi phí cơ hội trước khi đưa ra quyết định để đảm bảo lựa chọn đưa ra hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của mình.

Cùng đọc ví dụ này để hiểu hơn về chi phí cơ hội: Khi bạn quyết định sử dụng thời gian của mình để xem một bộ phim thay vì làm thêm giờ, chi phí cơ hội ở đây chính là số tiền bạn có thể kiếm được từ việc làm thêm giờ. Hay khi bạn quyết định đầu tư tiền vào dự án A thay vì dự án B, chi phí cơ hội sẽ thể hiện lợi nhuận mà dự án B có thể mang lại trong khi dự án A thì không thể.

Cách xác định chi phí cơ hội

Như đã phân tích ở trên, chi phí cơ hội sẽ đo lường giá trị mà bạn bỏ lỡ khi lựa chọn cơ hội này thay vì chọn lựa cơ hội kia. Để tính toán chi phí này, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

Tham khảo:   Thiếu kỹ năng lắng nghe: 9 dấu hiệu bạn cần biết

Xác định các lựa chọn

Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả các lựa chọn mà bạn đang có, có thể là 2 lựa chọn nhưng cũng có thể nhiều hơn thế. Nói tóm lại, những lựa chọn này hoàn toàn không bị giới hạn về mặt số lượng.

Xác định giá trị của mỗi lựa chọn

Tiếp theo, bạn cần đánh giá giá trị của từng lựa chọn riêng lẻ mà bạn đang có. Không chỉ là yếu tố tiền bạc mà còn bao gồm thời gian, công sức và các tài nguyên khác.

Xác định lựa chọn tốt nhất

Dựa trên tiêu chí, mục tiêu của cá nhân hoặc doanh nghiệp, hãy xác định lựa chọn tốt nhất (phù hợp nhất với mục tiêu đã đặt ra).

Xác định giá trị của lựa chọn tốt nhất

Chính là giá trị mà lựa chọn tốt nhất của bạn có thể mang lại về vật chất lẫn tinh thần (tiền, những trải nghiệm, sự tiến bộ trong sự nghiệp hoặc bất kỳ lợi ích nào khác).

Xác định chi phí cơ hội

Cuối cùng, chi phí cơ hội là sự chênh lệch giữa giá trị của lựa chọn tốt nhất và giá trị của lựa chọn trong lòng bạn. Điều này sẽ biểu thị giá trị mà bạn sẽ bỏ lỡ khi lựa chọn theo con tim thay vì nghe theo lý trí.

Ví dụ minh họa về cách xác định chi phí cơ hội là gì:

  • Bạn có cơ hội làm thêm giờ để kiếm thêm 500.000đ trong một buổi tối nhưng bạn quyết định dành thời gian đó để tham gia bữa tiệc gia đình. Lúc này, chi phí cơ hội của bạn là 500.000đ (tiền mà bạn đã bỏ lỡ).
  • Lựa chọn xem một bộ phim trên Netflix thay vì tham gia một khóa học online để bồi đắp thêm kiến thức. Việc học có thể giúp bạn có nhiều cơ hội để phát triển hơn trong sự nghiệp nhưng bạn lại quyết định xem phim thay vì học. Như vậy, chi phí cơ hội chính là cơ hội nâng cao kiến thức và phát triển sự nghiệp mà bạn đã bỏ lỡ.
Tham khảo:   Nam Tính Độc Hại Là Gì? Cách Ngăn Chặn Tư Tưởng Nam Tính Độc Hại

Ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là một yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp tính toán nào cũng vậy, luôn tồn tại song song 2 mặt ưu điểm và nhược điểm. Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của chi phí cơ hội là gì nhé.

Ưu điểm của chi phí cơ hội

  • Nhận thức được những cơ hội sẽ mất đi khi bạn từ chối một lựa chọn nào đó. Điều này giúp bạn có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. 
  • So sánh giá trị tương đối giữa các lựa chọn. Hãy tưởng tượng bạn muốn mua một chiếc xe mới, bạn có thể chọn chiếc xe A giá thấp hơn chiếc xe B. Nếu bạn mua chiếc xe A, chi phí cơ hội sẽ là sự thỏa mãn của việc tiết kiệm tiền nhưng bạn có thể bỏ lỡ những tính năng và hiệu suất tốt hơn mà chiếc xe B có thể mang lại.

Nhược điểm của chi phí cơ hội

  • Tốn nhiều thời gian để đo lường: Để tính toán chi phí cơ hội bạn cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu, so sánh và đánh giá các tùy chọn khác nhau. Nếu bị hạn chế về mặt thời gian, bạn khó có thể áp dụng chi phí cơ hội một cách hiệu quả. 

Ví dụ: khi bạn phải quyết định giữa việc tăng ca để kiếm thêm tiền hoặc dành thời gian với gia đình vào cuối tuần. Nếu chọn làm thêm giờ, chi phí cơ hội có thể là thời gian bên gia đình và sự thư giãn.

  • Khó xác định chi phí kế toán: Chi phí cơ hội liên quan đến tương lai và rất khó định lượng. Điều này có nghĩa chi phí này không thể dễ dàng đưa vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. 

Giả sử bạn có cơ hội đầu tư vào một dự án khởi nghiệp. Nếu dự án thành công, bạn có thể thu được lợi nhuận rất lớn nhưng nếu thất bại, bạn có thể mất thời gian và số tiền đầu tư. Chi phí cơ hội ở đây rất khó xác định vì nó liên quan đến tương lai và các kết quả tính toán được đều không có tính tuyệt đối.

  • Tạo sự căng thẳng và phân vân trong mọi quyết định: Chi phí cơ hội có thể khiến bạn tự đặt ra nhiều áp lực khi đánh giá mọi sự lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng quá mức và luôn phân vân trong mọi lựa chọn.
Tham khảo:   5 cách thể hiện bạn là người tích cực trong CV

Giờ đây, hẳn bạn đã hiểu chi phí cơ hội là gì rồi phải không? Đúc kết lại, chi phí cơ hội là một thước đo hữu ích giúp bạn đánh giá những điều được và mất khi đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng nó một cách linh hoạt, tránh áp dụng quá mức trong tất cả các tình huống, dễ khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo