38. Văn hóa doanh nghiệp

Bình thường mới môi trường làm việc – Xu hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn cầu trên tất cả mọi lĩnh vực. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi phương thức làm việc từ làm tại văn phòng (offline) sang làm việc từ xa để đảm bảo an toàn cho nhân viên.  Sau khi hoà nhập với trạng thái “bình thường mới”, hầu hết tổ chức trên thế giới  lựa chọn sử dụng phương thức mô hình làm việc kết hợp (hybrid working) để triển khai cho doanh nghiệp của mình.

Nhưng các doanh nghiệp cần bình thường mới môi trường làm việc thế nào để tạo nên sự đột phá và giữ chân các nhân viên nòng cốt? Hãy cùng Masterskills khám phá trong bài viết dưới đây!

Theo khảo sát của công ty giải pháp nhân sự Grove HR kết hợp với YouGov cho thấy, chính sự biến động của đại dịch Covid-19 đã thay đổi khái niệm của đội ngũ lao động về môi trường làm việc lý tưởng. Tại Việt Nam, các nhân viên muốn một môi trường làm việc linh hoạt, trong đó 40% mong muốn kết hợp làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa cho . Chỉ có 21% trong số đó chọn làm việc toàn thời gian ở công ty.

Hiện nay, việc thu hút và giữ chân người lao động không chỉ đơn thuần dựa trên mức lương thưởng hấp dẫn nữa. Người lao động muốn nhận được nhiều hơn từ công việc của mình. Do đó, các nhà quản lý buộc phải thay đổi dần các chính sách, hoạt động cùng các chiến lược để phù hợp với tình hình của tổ chức sau đại dịch.

Ông Thue Quist Thomasen – Tổng Giám đốc điều hành YouGov Vietnam, “Đại dịch Covid-19 đã thay đổi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy người lao động muốn có sự cân bằng trong công việc. Các công ty cần đưa ra chế độ lương bổng và đãi ngộ hấp dẫn, song song với việc tạo nên một môi trường làm việc tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc linh hoạt“.

1. Giữ vững giá trị cốt lõi của công ty

Mô hình làm việc kết hợp cả online và offline đã gây ra rất nhiều rào cản với nhiều tổ chức, đặc biệt là quá trình giao tiếp giữa các nhân viên, dẫn đến ảnh hưởng lớn tới hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

Khi đó, giá trị cốt lõi của tổ chức chính là kim chỉ nam để có thể xoa dịu và giải quyết vấn đề này, giúp xóa bỏ mọi khoảng cách để phát triển công ty. Bất kể nhân viên của bạn hoạt động ở bộ phận, phòng ban nào thì cũng cần phải đảm bảo rằng họ nắm chắc được giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp. Khi đã hiểu rõ được rồi, đội ngũ nhân sự sẽ tích cực hưởng ứng, sống và làm việc theo kim chỉ nam của tổ chức để tạo ra môi trường làm việc tích cực, hiệu quả và năng suất nhất.

Trong quá trình làm việc từ xa, các doanh nghiệp vẫn có thể tạo nên môi trường làm việc tích cực với trạng thái “bình thường mới” để củng cố giá trị công ty với nhân viên của mình thông qua các công cụ làm việc và nền tảng giao tiếp.

Tham khảo:   Các tips để làm việc tại nhà một cách hiệu quả

Một nền tảng giao tiếp đội nhóm tuyệt vời sẽ cho phép bạn lan toả các giá trị cốt lõi của công ty đến cho mọi nhân viên. Từ quá trình gia nhập tổ chức ban đầu đến lúc phối hợp làm việc, trao đổi với đội ngũ trong tổ chức, nền tảng giao tiếp sẽ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp.

2. Không được quên tầm quan trọng của truyền thông nội bộ

Với hầu hết các tổ chức đang triển khia mô hình làm việc kết hợp, việc giao tiếp giữa các nhân viên đang nhanh chóng trở thành rào cản đối với nhiều nơi. Về thực tế, điều này ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp của bạn, bởi nhiều thứ rất dễ bị bỏ qua hoặc hoàn toàn bị quên lãng. Các hoạt động tập thể nội bộ bị đóng băng, các chương trình chia sẻ, truyền thông văn hoá kém hiệu quả hơn rất nhiều.

Do đó, thiết lập các kênh và phương thức giao tiếp rõ ràng là một điều cần thiết để đảm bảo rằng mọi người đều “bình đẳng” trong quá trình tiếp nhận thông tin, cũng như văn hoá doanh nghiệp của tổ chức luôn được duy trì hiệu quả.

Một doanh nghiệp làm truyền thông nội bộ tốt cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có môi trường làm việc lý tưởng đối với đội ngũ nhân viên. Điều đó được thể hiện thông qua sự quan tâm tới nhân sự công ty như: Cung cấp điều kiện/ công cụ làm việc hỗ trợ, lắng nghe ý kiến của nhân viên,…

Để thúc đẩy hoạt động truyền thông nội bộ, lãnh đạo hoặc ban nhân sự có thể tạo ra các cuộc khảo sát nội bộ online và cho phép nhân viên được thoải mái chia sẻ quan điểm của mình, tích cực chấp nhận những phản ứng/đóng góp trái chiều của đội ngũ về các bài đăng được chia sẻ,… sau đó tổng hợp lại và điều chỉnh cho phù hợp.

Sau cơn khủng hoảng toàn cầu, việc lãnh đạo chia sẻ mục tiêu, giao tiếp cởi mở không chỉ đảm bảo tính xác thức, minh bạch mà còn đóng vai trò là hình mẫu để thúc đẩy truyền thông hiệu quả giữa cấp trên với cấp dưới. Để biến người lái tàu trở thành nguồn tin đáng tin cậy, bộ phận truyền thông nội bộ cần chuẩn bị kỹ các thông tin ban hành xuống dưới, nội dung chia sẻ phù hợp với các chiến lược của doanh nghiệp cũng như tính cách người người lãnh đạo.

3. Công nhận giá trị mà nhân viên đem lại cho công ty

Khi bạn thực hiện một sự công nhận đối với nhân viên, điều đó có nghĩa là bạn đang tạo động lực cho nhân viên làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho tổ chức của bạn. Bên cạnh đó, việc công nhận cũng giúp cho đội ngũ tương tác mạnh mẽ, mang lại ảnh hưởng tích cực đến các đồng nghiệp xung quanh.

Một khảo sát chỉ ra rằng, những công ty chú trọng xây dựng “nền văn hoá giàu sự công nhận” có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp hơn 31% so với công ty cùng ngành khác. Hơn nữa, những nhân viên không được ghi nhận có nguy cơ bỏ việc trong vòng một năm cao gấp đôi.

Tham khảo:   Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Không chỉ vậy, theo báo cáo Văn hóa tổ chức và Tương tác của Nhân viên TINYpulse cho thấy 58% nhân viên hạnh phúc nhất sẽ nhận ra và khuyến khích thành công của đồng nghiệp khi được cung cấp các công cụ để thực hiện.

Khi nhận được sự công nhận thích đáng, nhân viên sẽ cảm thấy có động lực làm việc hơn và từ đó cố gắng, gắn bó với doanh nghiệp. Việc giữ chân được các nhân viên cốt cán giúp doanh nghiệp hạn chế được tình trạng “chảy máu chất xám” và đồng thời thu hút được nhiều nhân tài cho công ty.

4. Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Làm việc từ xa đã được các doanh nghiệp ở trên thế giới và cả Việt Nam áp dụng trong suốt khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra căng thẳng. Tận dụng sự phát triển của công nghệ giúp tạo nên môi trường làm việc số với các công cụ làm việc hỗ trợ lực lượng lao động từ xa. Thậm chí các cuộc đàm phán với đối tác doanh nghiệp giữa các quốc gia cũng được thực hiện chỉ với một chiếc điện thoại.

Mặt lợi đó là nhân viên không phải tới công ty làm việc, được thoải mái về vấn đề giờ giấc, trang phục hay sinh hoạt và có thể nhiều điều kiện sáng tạo hơn. Đối với doanh nghiệp, phương thức làm việc này cũng giúp họ có thể tuyển dụng được nhân tài ở bất cứ đâu. Đồng thời tiết kiệm được rất nhiều nguồn ngân sách.

Hiện nay hiều tập đoàn trên Thế giới cũng đã nhanh chóng chuyển sang kiểu môi trường làm việc số để tận dụng nguồn lợi ích này. Tiêu biểu như công ty công nghệ Atlassian của Úc, Tech Mahindra và Tata Consultancy – 2 công ty công nghệ hàng đầu của Ấn Độ,… và nhận được nhiều ủng hộ.

Tuy nhiên, môi trường này vẫn có những hạn chế nhất định. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp đã quen với kiểu làm việc truyền thống.

Các doanh nghiệp nên cân nhắc để bắt kịp xu hướng làm việc mới của Thế giới và cũng có thể xem xét áp dụng nó làm mô hình vận hành công ty dài hạn.

Lời kết

Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng quá nhiều tới cả doanh nghiệp và các nhân viên của họ. Để tình hình sớm ổn định các doanh nghiệp nên nhanh chóng bình thường mới môi trường làm việc. Điều đó giúp nhân viên luôn cảm thấy thoải mái và an tâm dù làm việc ở bất cứ đâu. Thông qua việc ứng dụng sự phát triển của công nghệ số vào làm việc còn giúp doanh nghiệp khẳng định được sự nhanh nhạy và tầm nhìn phát triển.

Hiện nay bạn có thể sử dụng công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện cho doanh nghiệp – Masterskills để truyền tải giá trị của công ty vào mọi giai đoạn trong quá trình làm việc, giúp tăng cường xây dựng và củng cố giá trị công ty với mọi nhân viên qua các Sơ đồ tổ chức, Bài viết, nhóm Chung…Bên cạnh đó, ban lãnh đạo có thể sử dụng tính năng Chat, Masterskills  để tích cực tương tác nội bộ với nhân viên, tương tác giữa các phòng ban dễ dàng thông qua các tính năng trò chuyện nhóm, nhắn tin, viết bài & bình luận hay Livestream, gọi Audio/Video HD, Zoom không giới hạn.

Tham khảo:   Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp: Bí quyết chinh phục mọi ứng viên

Với sự trợ giúp đắc lực của nền tảng công nghệ số trong vận hành, quản lý công việc, Masterskills sẽ giúp tăng sự hiện diện của nhà lãnh đạo với đội ngũ nhân viên, xóa bỏ khoảng cách để tạo sự gắn bó trong tập thể và xây dựng văn hoá doanh nghiệp vững mạnh.

89,6% khách hàng sau khi sử dụng Masterskills cho tổ chức của mình đều khẳng định: “Masterskills hỗ trợ tối đa trong việc tăng tương tác, kết nối đội ngũ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp”.

91,2% khách hàng sau khi trải nghiệm Masterskills đồng ý rằng: “Nền tảng đã thúc đẩy các hoạt động giúp giữ chân nhân tài, giảm thiểu tỷ lệ nhân sự nghỉ việc, tăng khả năng tuyển dụng nhân sự mới cho doanh nghiệp”.

Tháng 9/2021 vừa qua Masterskills đã có cú bắt tay ấn tượng với ứng dụng họp nhóm số một thế giới – Zoom Global và tích hợp Zoom thành một tính năng có sẵn trên hệ thống. Hiện nay, Masterskills đang triển khai chương trình: Tài trợ gói Chuyển đổi số 100% cho 500 doanh nghiệp với Masterskills có sẵn Zoom không giới hạn.

                                   Đăng ký tham gia chương trình tại đây!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo