31. Kỹ năng làm việc

Tìm hiểu về cách trả lời câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?”

Câu hỏi phỏng vấn “Sở thích của bạn là gì?” có khiến bạn ngập ngừng và khó xử?

Đôi khi, những câu hỏi phỏng vấn xin việc đơn giản nhất lại là những câu khó trả lời nhất. Trong khi bạn có thể đã chuẩn bị sẵn phần trả lời cho câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?” hay thậm chí “Bạn có kế hoạch gì trong 5 năm tới?” thì câu hỏi liên quan đến sở thích ngoài công việc có thể khiến bạn ngập ngừng.

Khi phỏng vấn, việc lựa chọn sở thích và đam mê phù hợp với công việc có thể là một thách thức thực sự, đặc biệt là dưới áp lực về thời gian. Tuy nhiên, câu hỏi có thể là cơ hội để bạn tạo ấn tượng (và thậm chí tạo mối quan hệ tốt) với nhà tuyển dụng, đồng thời có thể nói về những điều mà bạn thực sự quan tâm.

Để xác định đâu là sở thích tốt nhất để nói đến trong một cuộc phỏng vấn xin việc, hãy cùng xem lý do tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi về điều này ngay từ đầu nhé.

Tại sao nhà tuyển dụng muốn biết sở thích của bạn?

Để xem bạn có phải là một cá nhân toàn diện hay không

Mặc dù nhà tuyển dụng quan tâm đến kỹ năng và trình độ của bạn nhưng họ cũng muốn biết bạn là một cá nhân toàn diện và biết cân bằng hay không

Không ai muốn tuyển một người nghiện công việc, không có cuộc sống bên ngoài văn phòng cả. Đồng thời, một người biết theo đuổi đam mê và sở thích ngoài công việc sẽ sở hữu một số kỹ năng mềm có thể áp dụng trong công việc của họ.  

Bất kể sở thích bạn muốn đề cập là gì, việc bạn có thể thảo luận về chúng sẽ cho thấy rằng bạn là người nhiệt tình, tận tâm và có khả năng thích ứng – một kỹ năng mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy ở ứng viên.

Để xem bạn có thể mang đến cho vai trò kỹ năng nào

Ngoài việc thể hiện rằng bạn là một người biết cân bằng, sở thích mà bạn chọn để nói đến sẽ tiết lộ một số kỹ năng mềm cụ thể.

Do đó, hãy nhiệt tình thảo luận về sở thích của mình, chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự đam mê và đưa ra các kỹ năng mà bạn có được từ sở thích có thể áp dụng vào vị trí ứng tuyển một cách hiệu quả.

Để xem liệu bạn có phải là người phù hợp với văn hóa công ty của họ hay không

Tham khảo:   Từ chối nhận thêm việc thế nào để tránh mất lòng sếp?

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi về sở thích của bạn để đánh giá xem bạn có phải là người phù hợp với văn hóa công ty của họ hay không.

Ví dụ, nếu một công ty thường tham gia các hoạt động tình nguyện, và nếu bạn đã tham gia rất nhiều vào hoạt động từ thiện thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn là một người phù hợp với nhóm của họ.

Tương tự như vậy, nếu một công ty hay tổ chức các hoạt động ngoài trời, việc bạn tham gia vào các hoạt động tương tự sẽ cho thấy rằng bạn là một “mảnh ghép” tuyệt vời.

Một số ví dụ về sở thích khi trả lời phỏng vấn

Tham gia vào một đội thể thao – cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn sẽ là một người có tinh thần đồng đội.

Yêu thích nghệ thuật và hội họa – cho thấy bạn là một người sáng tạo.

Viết blog – ngụ ý rằng bạn sử dụng thời gian rảnh để phát triển các kỹ năng giao tiếp và mở rộng vốn từ.

Điều hành cửa hàng trực tuyến của riêng bạn – cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có tinh thần kinh doanh.

Đọc sách – thể hiện trí thông minh, kỹ năng tập trung cũng như kỹ năng viết tốt hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn giải thích cho nhà tuyển dụng những gì bạn thích đọc.

Giải câu đố và ô chữ – cho thấy bạn là một người giải quyết vấn đề tốt với một bộ óc giỏi phân tích.

Học ngoại ngữ – bạn có kỷ luật và có khả năng tự tạo động lực cho bản thân.

Sở thích giảng dạy – bạn có kỹ năng giao tiếp tốt.

Du lịch và các hoạt động ngoài trời – bạn có khả năng trở thành một cá nhân cởi mở với một cái nhìn toàn diện.

Quan tâm đến động vật hoặc trẻ em – chứng tỏ bạn là một người chu đáo, tốt bụng và ân cần.

Một số mẹo trả lời câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?”

Đầu tiên, đừng bao giờ nói không

Nếu được hỏi, “Sở thích của bạn là gì?” trong một cuộc phỏng vấn xin việc, lời khuyên đầu tiên và quan trọng nhất là đừng bao giờ trả lời bằng cách nói “Tôi không có sở thích nào cả”. Điều này cho thấy sự thiếu chủ động và hứng thú, ít đam mê và không tiết lộ bất cứ điều gì về tính cách của bạn hoặc sự phù hợp với văn hóa công ty – là điều mà các nhà tuyển dụng đang cố gắng tìm hiểu.

Trên thực tế, câu hỏi này đôi khi được diễn đạt thành “Bạn làm gì để giải trí?” hoặc “Bạn làm gì ngoài công việc?” mà hoàn toàn không sử dụng từ “sở thích”. Sở thích có thể đơn giản như đọc sách, tập thể dục, đi dạo để khám phá những địa điểm mới hoặc nấu những món ăn mới.

Tham khảo:   9 bí quyết giúp cải thiện mạng lưới quan hệ

Nếu cần, hãy tạm dừng và suy nghĩ, sau đó trả lời như cách bạn trả lời bất kỳ câu hỏi phỏng vấn nào khác.

“Đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng bạn không có bất cứ sở thích gì nếu được hỏi Sở thích của bạn là gì?”

Cố gắng kết nối sở thích với công việc hoặc công ty

Nếu có thể, hãy kết nối sở thích của bạn với công ty hoặc công việc. Điều này sẽ cho thấy sự quan tâm sâu sắc của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang nộp đơn xin việc trong lĩnh vực về game, bạn có thể đề cập đến niềm đam mê của mình đối với một số trò chơi điện tử nhất định.

Bạn cũng có thể tập trung vào những câu trả lời thể hiện phẩm chất tích cực có thể gián tiếp giúp bạn đạt được thành công trong công việc. Ví dụ, nếu công việc của bạn đòi hỏi bạn phải viết và biên tập nhiều, bạn có thể đề cập đến niềm đam mê đọc tiểu thuyết hoặc viết truyện của riêng mình.

Giải thích cách bạn kết hợp sở thích vào cuộc sống riêng

Đừng chỉ đưa ra sở thích và chấm hết. Hãy giải thích ngắn gọn cách bạn kết hợp các niềm vui đó vào cuộc sống của mình. Nếu sở thích của bạn là trồng hoa, bạn có thể nói rằng mình đã tạo một khu vườn nhỏ và dành vài giờ ở đó mỗi cuối tuần. Tất nhiên, bạn nên thể hiện rằng bạn có sở thích nhưng bạn cũng có thời gian để làm tốt công việc.

Giải thích lý do tại sao bạn yêu thích nó

Cùng với việc nói rằng bạn kết hợp sở thích vào cuộc sống thế nào, hãy thêm một lời giải thích ngắn gọn về lý do tại sao bạn yêu sở thích đó. Có lẽ bạn thích trồng hoa bởi vì bạn yêu cái đẹp, thích không khí tươi vui. Có thể bạn chơi các môn thể thao đồng đội vì bạn thích làm việc với người khác. Bằng cách giải thích lý do tại sao bạn thích một hoạt động, bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn là ai và điều gì khiến bạn được chú ý.

Ngắn gọn

Mặc dù bạn muốn nói rất nhiều thứ nhưng bạn nên trả lời thật ngắn gọn. Đừng độc thoại 10 phút về loài cây yêu thích hoặc các chuyến dã ngoại gần đây. Câu hỏi này không phải là một phần quan trọng của cuộc phỏng vấn.

Tham khảo:   Nam Tính Độc Hại Là Gì? Cách Ngăn Chặn Tư Tưởng Nam Tính Độc Hại

Hãy trung thực

Đảm bảo sở thích mà bạn đề cập là điều bạn thực sự theo đuổi. Nhà tuyển dụng sẽ có thể phát hiện ra nếu bạn đang nói dối về sở thích của mình. Đây không chỉ là nguồn gốc gây ra sự bối rối khi họ hỏi các câu hỏi tiếp theo, mà còn cho thấy bạn là người thiếu chân thành.

Đừng liệt kê quá nhiều sở thích

Bạn có thể có một danh sách dài những sở thích và thú vui mà bạn thích làm vào thời gian rảnh rỗi, nhưng bạn không nên quá lan man. Cố gắng chọn 1-3 sở thích phù hợp nhất với công việc bạn đang ứng tuyển.

Trước khi bạn tham gia vào bất kỳ cuộc phỏng vấn việc làm nào, hãy nghĩ xem sở thích của bạn là gì và điều gì sẽ hấp dẫn nhất đối với nhà tuyển dụng và áp dụng những bí quyết trên để đưa ra câu trả lời cho thấy bạn sẽ là “mảnh ghép” phù hợp của doanh nghiệp nhé. 

Huỳnh Trâm

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo