32. Kiến thức kinh tế

Dilution là gì? Dấu hiệu nhận biết và tác động của Dilution

Dilution là gì? Khi nào thì xuất hiện dilution và nó ảnh hưởng như thế nào tới cổ đông cũng như doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Dilution là gì?

“Dilution có nghĩa là suy giảm cổ phiếu, xảy ra khi một công ty phát hành thêm cổ phiếu làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của một cổ đông hiện tại.”

Ngoài Dilution thì khái niệm Stock Dilution hay Equity Dilution cũng có nghĩa tương đương. 

Quá trình dilution diễn ra khi doanh nghiệp nào đó đã có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tiến hành hoạt động niêm yết cổ phiếu mới. Hoạt động này làm cho tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông trước đó bị giảm xuống, số cổ phiếu niêm yết trên thị trường thì tăng lên. Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu giảm xuống này còn được gọi là suy giảm cổ phiếu.

Ví dụ, một công ty phát hành 1000 cổ phiếu cho 1000 cổ đông. Sau một thời gian, công ty tiếp tục phát hành thêm 1000 cổ phiếu cho 1000 cổ đông mới thì rõ ràng tỷ lệ sở hữu của cổ đông từ 1% sẽ giảm xuống còn 0,5%.

Tất nhiên, tỷ lệ sở hữu càng nhỏ thì đồng nghĩa quyền biểu quyết của nhà đầu tư sẽ càng giảm. Tuy nhiên, có một vài trường hợp riêng biệt khi phát hành cổ phiếu mới không xảy ra quá trình suy giảm. Ví dụ như trường hợp doanh nghiệp tách cổ phiếu hoặc trả cổ tức. Khi đó, dẫu tỷ lệ lợi nhuận của cổ phần giảm nhưng nó không làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của cổ đông.

Các trường hợp dẫn đến Dilution

Trong vài năm trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Những tài khoản F0 tham gia thị trường chứng khoán tăng mức kỷ lục đặc biệt trong đầu . Nắm bắt được điều này, rất nhiều doanh nghiệp cũng đã tiến hành phát hành thêm cổ phiếu mới. Mặc dù thị trường không còn sôi động như tuy nhiên thực tế, đây vẫn là giai đoạn mà nhiều nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội mới để bù đắp các khoản đầu tư thua lỗ trước đó. Khi nhu cầu nhà đầu tư vẫn còn thì chắc chắn hiện tượng suy giảm cổ phiếu còn diễn ra.

Tham khảo:   Escrow là gì? Đặc điểm và cách hoạt động

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dilution. Ngoài mục đích doanh nghiệp muốn huy động vốn thì nó nằm trong bài toán quản trị rủi ro, chiến lược kinh doanh mới của doanh nghiệp, chính sách đối với cổ đông, nhân sự cốt cán hay đối với đối thủ cạnh tranh… Nhưng cổ đông thường chỉ biết trường hợp dẫn đến dilution mà ít khi hiểu rõ mục đích của doanh nghiệp.

Hãy cùng đọc tiếp để biết lí do dẫn đến dilution là gì nhé.

Cụ thể có những trường hợp sau:

Chuyển đổi trái phiếu, chứng khoán sang cổ phiếu:

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện yêu cầu chuyển đổi. Mục tiêu sau chuyển đổi là doanh nghiệp tăng số lượng sở hữu cổ phiếu mà khoản nợ vay từ trái phiếu sẽ giảm.

Giảm chi phí vay thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn nên không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, điều này làm thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông, vai trò và quyền lợi của cổ đông bị suy giảm.

Chào bán riêng lẻ:

Đây là quá trình doanh nghiệp tiến hành chào bán cổ phiếu cho số ít nhà đầu tư ưu tiên. Về cơ bản đó là nhóm cổ đông đặc biệt, có vai trò quan trọng như cổ đông chiến lược, đối tác uy tín của công ty nên con số này không quá nhiều, thông thường dưới 100 nhà đầu tư. Trường hợp này rõ ràng khiến tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông cũ bị suy giảm.

Chào bán cổ phiếu ra thị trường:

So với chào bán riêng lẻ thì sự kiện này chỉ khác ở quy mô và đối tượng được mở rộng hơn. Nó thường diễn ra khi doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn lớn. Và điều đó cũng khiến hiện tượng dilution diễn ra mạnh mẽ.

Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu:

Đây là trường hợp mà trước đó cổ đông đã có cổ phiếu và được mua thêm khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới. Nếu tất cả cổ đông cùng mua theo đúng tỉ lệ thì hiện tượng dilution không diễn ra. Nhưng khi có cổ đông không thực hiện quyền mua thì rõ ràng, tỷ lệ sở hữu của họ bị giảm, đồng nghĩa dilution diễn ra.

Tham khảo:   Chiếm dụng vốn là gì? Mục đích của chiếm dụng vốn

Ví dụ, trước đó cổ đông A có tỷ lệ sở hữu là 5% thì khi doanh nghiệp phát hành 1000 cổ phiếu, cổ đông A được quyền mua 50 cổ phiếu, cổ đông B cũng vậy. Nhưng cổ đông B không thực hiện quyền mua khiến tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của họ giảm xuống.

Phát hành cổ phiếu cho công nhân viên công ty:

Đây là chính sách mà gần đây được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Họ dành cổ phiếu ưu đãi cho những nhân viên xuất sắc nhằm khích lệ, trao thêm quyền lợi để giữ chân nhân sự. Tất nhiên khi nhân sự trong công ty tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu thì tỉ lệ sở hữu của cổ đông bên ngoài giảm đi và hiện tượng dilution sẽ diễn ra.

Tác động của dilution là gì? 

Hệ quả của việc cổ phiếu bị suy giảm không chỉ làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông mà còn ảnh hưởng đến các lợi ích trực tiếp của cổ đông. Vì tỷ lệ sở hữu giảm nên quyền hạn, vai trò và lợi ích tại công ty của cổ đông cũng sẽ bị giảm đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi cổ tức của cổ đông. Vì thế phần lớn các cổ đông đều nghĩ dilution theo chiều hướng tiêu cực. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều cổ đông nhìn nhận dilution theo hướng tích cực hơn. Bởi về bản chất, một số trường hợp dilution giúp doanh nghiệp huy động thêm được vốn, mở rộng sản phẩm hoặc công ty tiến hành chiến lược kinh doanh mới, mang lại nhiều lợi nhuận để trả cổ tức cho nhà đầu tư.

Đôi khi công ty phát hành cổ phiếu mới là để huy động vốn mua lại công ty cạnh tranh, mở rộng quy mô kinh doanh. Do đó, khi dilution diễn ra, cổ đông cần bình tĩnh xem xét vấn đề để đánh giá đúng tình hình. Vì có thể trong ngắn hạn, nó gây tiêu cực cho cổ đông và tác động xấu tới doanh nghiệp nhưng về dài hạn rất có thể nó là khởi đầu cho sự phát triển mới của doanh nghiệp.

Dù theo chiều hướng tốt hay xấu thì không thể phủ nhận, khi hiện tượng dilution diễn ra, không chỉ cổ đông mà doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhất định. Nó có thể khiến cổ đông sáng lập mất quyền kiểm soát, thay đổi cơ cấu cổ đông, xáo trộn về quyền lực… Nó cũng thay đổi cơ cấu vốn, làm tăng vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, nó tăng trách nhiệm và vai trò cho ban lãnh đạo doanh nghiệp những người tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu là phải tạo ra lợi nhuận lớn nhuận lớn hơn với phần vốn tăng thêm…

Tham khảo:   Chỉ số sức mua BPI là gì? Công thức tính chỉ số sức mua BPI

Trên đây là những nội dung chính về khái niệm dilution là gì, tại sao xảy ra hiện tượng dilution cũng như tác động của hiện tượng này đối với cổ đông và doanh nghiệp. Hy vong chia sẻ này giúp bạn hiểu rõ hơn về suy giảm cổ phiếu và có đánh giá hợp lý trong đầu tư tài chính.

Nguyễn Lý

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo