32. Kiến thức kinh tế

TBT là gì và có vai trò gì trong thương mại quốc tế?

Hẳn chúng ta đã nghe nhiều trên các bản tin thương mại quốc tế thuật ngữ TBT và các yêu cầu của nó mỗi khi có mặt hàng nào đó xuất khẩu nhưng bị trả về hoặc ngừng nhận. Vậy TBT là gì? TBT có vai trò gì? Hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé.

TBT là gì?

TBT tiếng Anh là Technical Barriers to Trade. Đây là thuật ngữ trong lĩnh vực thương mại quốc tế chỉ hàng rào kỹ thuật trong thương mại, có nghĩa là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật mà một quốc gia, một vùng lãnh thổ (ví dụ như Châu Âu, Châu Á, các nước thuộc TWO…) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.

“Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là bất kỳ quy định, tiêu chuẩn hoặc thủ tục nào có thể khiến việc xuất khẩu hàng hóa sang một quốc gia khác trở nên khó khăn hơn.”

Hiệp định TBT là gì?

Hiệp định Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT) nhằm đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp là không phân biệt đối xử và không tạo ra những trở ngại không cần thiết cho thương mại.

Theo Hiệp định TBT, có hai loại quy tắc cần được chú ý:

–        Quy chuẩn kỹ thuật đưa ra các đặc tính bắt buộc của sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất liên quan của chúng. Ví dụ: yêu cầu về kích thước, trọng lượng, thành phần, bao bì, nhãn mác, nhãn mác của sản phẩm.

–       Các thủ tục nào được sử dụng để xác định rằng các yêu cầu liên quan của quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn được đáp ứng. Ví dụ: thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá, xác minh và đảm bảo sự phù hợp, đăng ký, công nhận và phê duyệt.

TBT có vai trò như thế nào trong thương mại quốc tế?

TBT (Technical Barriers to Trade) – hàng rào kỹ thuật thương mại là cực kì cần thiết cho thương mại quốc tế. Không có các quy chuẩn TBT thì ngành nhập khẩu của nước sở tại (hoặc vùng lãnh thổ) sẽ bị “loạn” và tất nhiên điều này ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa nhập vào, môi trường sống hoặc các yếu tố mà nơi đó coi trọng (như vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, động vật, môi trường…). Vì vậy bất kì quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng có những quy chuẩn TBT nhất định đối với sản phẩm nhập khẩu.

Tham khảo:   Tài sản được quản lý AUM là gì và hoạt động ra sao?

TBT chính là cánh cửa mà hàng hóa của các quốc gia muốn nhập khẩu vào phải tuân thủ đúng nếu muốn vượt qua. Ở một số ngành hàng, nếu quốc gia, vùng lãnh thổ nào có các tiêu chuẩn TBT càng cao, càng khắt khe thì hàng hóa nhập khẩu vào càng chất lượng và đảm bảo an toàn, đạt được các chỉ số đúng quy định (như thực phẩm). TBT chính là thách thức lớn của thị trường quốc tế.

Chính vì các chỉ số, các quy chuẩn – hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) của nước sở tại sẽ khiến cho việc xuất khẩu hàng hóa sang nước đó trở nên khó khăn hơn nhưng cũng đảm bảo hơn.

Do đó, nếu bạn là người chịu trách nhiệm xuất khẩu mặt hàng nào đó cho công ty thì điều quan trọng đầu tiên là nắm vững và hiểu rõ các chỉ số, yêu cầu TBT của ngành hàng mình cung cấp vào quốc gia đó, nhằm đảm bảo quy trình kinh doanh luôn suôn sẻ mà không vấp phải sai lệch các quy chuẩn. Nếu để xảy ra sai sót thì khả năng cao là lô hàng đó bị trả về và còn dẫn đến việc cấm nhập khẩu vĩnh viễn, như vậy hậu quả khó kiểm soát, gây tổn thất lớn cho hoạt động kinh doanh

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là bất kỳ quy định, tiêu chuẩn hoặc thủ tục nào có thể khiến việc xuất khẩu hàng hóa sang một quốc gia khác trở nên khó khăn hơn.

Hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT – Technical Barriers to Trade) áp dụng lĩnh vực nào?

Hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT – Technical Barriers to Trade) được áp dụng ở hầu hết lĩnh vực. Ví dụ ngành may mặc cần đáp ứng tiêu chí nhất định về chất liệu (an toàn cho da) hay bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật (như không dùng lông thú nằm trong danh sách quý hiếm cần bảo tồn chẳng hạn). Đặc biệt nhất là trong thực phẩm và nông sản, cùng với sản phẩm chăm sóc sức khỏe (thuốc, thực phẩm chức năng) vì ngành hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Tham khảo:   Cơ sở dẫn liệu là gì trong kiểm toán?

Nếu sản phẩm chứa các chất nằm trong danh mục cấm cho phép thì vẫn vi phạm. Được nhắc đến nhiều nhất vẫn là mặt hàng thủy hải sản vì hàng nhập khẩu vào chưa đáp ứng được các chỉ số vệ sinh an toàn thực phẩm hay nồng độ chất bảo quản cao quá mức cho phép.

Các doanh nghiệp cần làm gì để vượt qua được Hàng rào kỹ thuật thương mại ở nước mình muốn xuất khẩu?

Mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ sẽ có quy chuẩn TBT cụ thể khác nhau và ở từng ngành hàng khác nhau. Sẽ có một số trường hợp TBT trở thành rào cản tiềm ẩm cho thương mại quốc tế vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước. Điều này sẽ gây khó khăn cho hàng hóa nước ngoài muốn nhập khẩu vào.

Do đó các doanh nghiệp muốn giao thương hàng hóa cần phải có các biện pháp cho sản phẩm của mình như:

–       Hiểu rõ và nắm vững được yêu cầu TBT là gì ở từng ngành hàng, từng quốc gia hay vùng lãnh thổ muốn xuất khẩu.

–       Tuân thủ theo các chỉ số, yêu cầu quy chuẩn TBT họ đặt ra ngay từ đầu. Chẳng hạn với mặt hàng thủy hải sản, nông sản thì phải tuân thủ đúng quy trình ngay khi gieo trồng, nuôi trồng, chăm sóc và khai thác, thu hoạch cho đến cả quy trình chế biến bảo quản, vận chuyển.

Dù bên đối tác đưa ra các tiêu chí gắt gao thì doanh nghiệp một khi đã quyết định hợp tác thì phải đáp ứng đúng. Vì nếu doanh nghiệp không tuân thủ thì khi ra thành phẩm sẽ bị vướng lỗi và việc trả lại hàng đã xuất cũng như ngừng hợp tác là điều hoàn toàn xảy ra.

–       Với một doanh nghiệp có đủ các điều kiện và tuân thủ đúng quy chuẩn TBT thì việc xuất khẩu mặt hàng của mình cũng không quá khó khăn. Và khi đáp ứng được thì cánh cửa giao thương quốc tế rộng mở, đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu.

–       Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa để đạt các chỉ số cạnh tranh cao, vượt qua được hàng rào kỹ thuật thương mại mà nước nhập khẩu yêu cầu. Song song đó là tìm kiếm được nhiều hơn đơn hàng, mở rộng đối tác và tiến đến khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế rộng lớn.

Tham khảo:   Service provider là gì? Cách chọn service provider phù hợp

Để đưa sản phẩm của mình tham gia cạnh tranh vào thị trường rộng mở này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiêm túc đầu tư, nghiên cứu và đáp ứng được các tiêu chí, quy chuẩn từ A- Z. Có thể với một doanh nghiệp chập chững tham gia ban đầu thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên một khi không ngừng cải tiến và hoàn thiện dần thì không còn nhiều khó khăn nữa.

Môi trường thương mại quốc tế là “miếng bánh lớn” là mục tiêu hướng đến của bất cứ một doanh nghiệp nào trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm. Hiểu rõ được TBT là gì và vai trò của nó sẽ có sự hiểu biết đa dạng hơn nếu bạn quan tâm đến vấn đề này.

Đặng Hảo

 

 

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo