32. Kiến thức kinh tế

Mã số thuế Tax Identification Number là gì?

Tax Identification Number là gì? Tax identification number – TIN (Mã số thuế) là một dãy số, chữ cái hoặc kí tự khác do cơ quan quản lí thuế cấp cho một cá nhân, đối tượng, hoặc một tổ chức cụ thể để quản lý thuế tại các quốc gia.

Việc cấp mã số thuế nhằm mục đích nhận biết, xác định cá nhân, đối tượng nộp thuế, theo dõi quá trình nộp thuế được quy định bởi pháp luật và được quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước.

Tại Việt Nam, Tax Identification Number là một dãy số gồm 10 hoặc 13 chữ số. Khi cá nhân, doanh nghiệp đăng ký thuế thành công với Cơ quan quản lý thuế sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký thuế và được cấp một Mã số thuế tương ứng.

“Tax identification number là mã số nhận dạng được cơ quan thuế sử dụng trong việc quản lý thuế.”

Phân loại Tax Identification Number

Dựa trên đối tượng nộp thuế, Tax Identification Number được chia làm 3 loại:

Mã số thuế cá nhân

Mã số thuế cá nhân là Mã số thuế được đăng ký dành cho cá nhân, người lao động có nguồn thu nhập hàng tháng, sử dụng với mục đích kê khai cho các khoản thu nhập họ nhận được và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp hoặc lao động tự do.

Mã số thuế cá nhân của mỗi người là mã số thuế duy nhất được sử dụng để kê khai mọi khoản thu nhập trong suốt cuộc đời. Việc đăng ký mã số thuế cá nhân có thể do Cơ quan chi trả thu nhập cho người lao động đăng ký với Cơ quan thuế hoặc trực tiếp tại Cơ quan thuế nếu như bạn làm việc tự do và tự tạo ra thu nhập cho chính mình.

Sở hữu một mã số thuế cá nhân sẽ giúp bạn dễ dàng tra cứu các thông tin liên quan đến quá trình kê khai và nộp thuế của mình thông qua internet khi cần thiết.

Tham khảo:   Coefficient of Variation là gì? Vai trò và ưu, nhược điểm

Mã số thuế doanh nghiệp

Mã số thuế doanh nghiệp (mã số thuế công ty) là một mã số được Cơ quan thuế cấp cho các tổ chức là công ty, doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ thuế

Bất kỳ một doanh nghiệp nào trước khi đi vào hoạt động chính thức đều phải đăng ký hoạt động kinh doanh, đăng ký Mã số thuế doanh nghiệp và sẽ được cơ quan thuế cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động.

Khi doanh nghiệp, tổ chức chuyển đổi loại hình kinh doanh, bán tặng, cho hoặc thừa kế thì Mã số thuế vẫn được giữ nguyên.

Mã số thuế là một phần không thể thiếu khi doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là trong kế toán, quyết toán sổ sách với cơ quan thuế nhà nước. Mã số thuế doanh nghiệp cũng giúp tra cứu thông tin doanh nghiệp một cách dễ dàng trên hệ thống, bao gồm cả ngành nghề kinh doanh cũng như tình trạng hoạt động…

Mã số thuế doanh nghiệp sẽ được tạo, gửi và nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin đăng ký thuế sau đó được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mã số thuế người phụ thuộc

Người phụ thuộc ở đây là những người có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân mà cá nhân người nộp thuế có trách nhiệm, nghĩa vụ phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, bao gồm: con cái, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại, cô/dì/chú/bác ruột, cháu ruột…

Những đối tượng phụ thuộc trên là những người không có hoặc chưa có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập hoặc thu nhập rất thấp (bình quân dưới 1.000.000đ/tháng).

Mã số thuế được cấp cho người phụ thuộc là dãy số gồm 10 chữ số, cũng là mã số thuế của cá nhân khi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Tham khảo:   Cost of goods sold là gì: định nghĩa và cách tính chính xác

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc hiện nay là 4,4 triệu đồng/tháng. Để được giảm trừ cho người phụ thuộc ở mức trên, cá nhân người nộp thuế phải đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và phải có mã số thuế của người phụ thuộc.

Cấu trúc của Tax Identification Number

Nếu bạn thắc mắc cấu trúc của Tax Identification Number là gì, hãy cùng tìm hiểu sau đây.

Mã số thuế ở nước ta hiện nay được quy định với cấu trúc như sau:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13

Trong đó:

– N1N2 là 2 chữ số phân khoảng tỉnh được qui định theo Danh mục mã phân khoảng tỉnh.

– N3N4N5N6N7N8N9 là các chữ số được quy định theo một cấu trúc xác định, đánh theo số thứ tự từ 0000001 đến 9999999.

– N10 là chữ số kiểm tra.

– Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế độc lập và đơn vị chính

– N11N12N13 là 3 chữ số theo thứ tự từ 001 đến 999, được đánh theo chi nhánh hoặc từng đơn vị trực thuộc.

– Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.

Một số lưu ý khi sử dụng Mã số thuế:

–       Nghiêm cấm việc sử dụng Tax Identification Number của người nộp thuế khác.

–       Khi thực hiện các giao dịch kinh doanh, các giao dịch về thuế như kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế…, bắt buộc ghi Mã số thuế vào hóa đơn, chứng từ mua bán.

–       Thông báo cho Cơ quan quản lý Thuế khi doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh vì hết hạn văn phòng để có thể quản lý, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động và để không bị khóa Mã số thuế.

–       Trong trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều, hoặc trong thời gian dài không nộp thuế sẽ bị Cơ quan quản lý khóa Mã số thuế.

Tham khảo:   Back office là gì? Tầm quan trọng và các vị trí liên quan

–       Khi Mã số thuế bị khóa, các doanh nghiệp, cá nhân không thể đăng nhập và thực hiện nộp tờ khai thuế qua mạng internet mà buộc phải trực tiếp đến Cơ quan quản lý thuế để làm việc.

Hi vọng với những nội dung chia sẻ, bạn đã hiểu được Tax Identification Number là gì cũng như các lưu ý cần biết khi sử dụng.

Huyền Nguyễn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo