20. Kinh tế học

Sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả (Equity-Efficiency Tradeoff) là gì? Đặc điểm

(Ảnh minh họa: Wiki)

Sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả

Khái niệm

Sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả trong tiếng Anh là Equity-Efficiency Tradeoff.

Sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả xảy ra khi tối đa hóa hiệu quả sản xuất của thị trường, làm cho tính công bằng giảm đi.

Cuộc tranh luận xung quanh sự đánh đổi thường tập trung vào việc giải quyết bất bình đẳng kinh tế đang gia tăng trong một quốc gia hoặc khu vực nơi nền kinh tế và GDP đang tăng trưởng.

Mối quan tâm đối với một số người là các thành viên ít giàu có nhất trong xã hội nhận được một phần nhỏ, không tương xứng với sự giàu có ngày càng tăng.

Thảo luận về đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả xoay quanh việc liệu công bằng và hiệu quả luôn có mối quan hệ nghịch đảo hay liệu cả hai có thể tăng cùng một lúc hay không.

Xác định và đo lường Tính công bằng

Những người có liên quan với sự phân phối các nguồn lực kinh tế không công bằng có thể ủng hộ chính sách công để hạn chế hiệu quả sản xuất.

Mục đích của việc ủng hộ này là để tạo ra một xã hội công bằng hơn. Trong những trường hợp này, sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả được giả định hoặc được đưa vào thị trường một cách không tự nhiên.

Tham khảo:   Điều tra chọn mẫu (Sampling investigation) là gì?

Mặt khác, các nhà lí thuyết theo tự nhiên có thể quan tâm nhiều hơn đến việc tiếp cận công bằng đối với tài sản và quyền sở hữu. Điều này có thể tạo ra sự đánh đổi thông qua việc sử dụng chính sách cưỡng chế của chính phủ.

Xác định và đo lường Tính hiệu quả

Thuật ngữ hiệu quả nằm trong phạm vi ý nghĩa tùy thuộc một phần vào khu vực kinh tế có liên quan.

Trong phân tích cổ điển về phúc lợi kinh tế, tổng hiệu quả của nền kinh tế đôi khi được xác định tương tự như phân phối hiệu quả Pareto.

Trong thị trường hiệu quả Pareto về mặt lí thuyết, không có sự đánh đổi tài nguyên nào có thể làm cho một người trở nên tốt hơn mà không làm cho người khác trở nên tồi tệ đi.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học hiện đại bây giờ không chú trọng vào phân tích Pareto và các ý tưởng tổng bằng 0 của thị trường nữa.

Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây từ các cơ quan nổi tiếng như Tổ chức OECD, IMF và Ngân hàng Thế giới đã cho rằng hiệu suất kinh tế và bình đẳng thu nhập thực sự có thể phối hợp cùng tăng lên.

Dựa trên phân tích từ nhiều quốc gia, các nghiên cứu này kết luận rằng các quốc gia có công bằng trong thu nhập lớn hơn có xu hướng có hiệu quả kinh tế tốt hơn so với các quốc gia có mức độ công bằng thấp hơn.

Tham khảo:   Con người kinh tế (Homo Economicus) là gì? Nguồn gốc của con người kinh tế

Vấn đề công bằng trong phân phối

Khi xã hội loài người thoát khỏi nghèo đói, một số cá nhân hoặc nhóm người nhất định có xu hướng kiếm được nhanh hơn những người khác.

Căng thẳng liên quan chặt chẽ tồn tại giữa sự công bằng và tự do, và giữa lợi ích tự nguyện so với lợi ích không tự nguyện.

Một mô hình thu nhỏ của khái niệm này tồn tại trong các thị trường tài chính hiện đại, nơi mà những người chịu rủi ro về vốn nhiều hơn có thể nhận ra những thời cơ hơn nhiều so với các nhà giao dịch trung bình khác.

Ở một mức độ nào đó, một thị trường tài chính thịnh vượng và hiệu quả hơn có thể thúc đẩy sự bất bình đẳng của phân phối lợi nhuận.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo