20. Kinh tế học

Đường cong Laffer (Laffer Curve) là gì? Đặc điểm

(Ảnh minh họa: Wikimedia)

Đường cong Laffer

Khái niệm

Đường cong Laffer trong tiếng Anh là Laffer Curve.   

Đường cong Laffer là một lí thuyết được phát triển bởi nhà kinh tế học theo trường phái trọng cung (supply-side) Arthur Laffer để chỉ ra mối quan hệ giữa thuế suất và doanh thu thuế của các chính phủ.

Đường cong được sử dụng để minh họa cho lập luận của Laffer, rằng đôi khi việc cắt giảm thuế suất có thể làm tăng tổng doanh thu thuế.

Đặc điểm của Đường cong Laffer

Đường cong Laffer dựa trên ý tưởng kinh tế rằng mọi người sẽ điều chỉnh hành vi của họ khi đối mặt với các ưu đãi được tạo ra bởi thuế suất thuế thu nhập.

Thuế suất thuế thu nhập cao hơn làm giảm động lực làm việc và đầu tư, so với thuế suất thấp hơn.

Nếu tác động này đủ lớn, điều đó có nghĩa là ở một mức thuế suất nào đó, và việc tăng thêm thuế suất sẽ thực sự dẫn đến việc giảm tổng doanh thu thuế.

Mỗi loại thuế sẽ có một ngưỡng thuế suất, mà tại mức đó sẽ làm sản xuất giảm dần, do đó làm giảm doanh thu thuế của chính phủ.

Tham khảo:   Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus) là gì?

Với thuế suất 0%, doanh thu thuế rõ ràng sẽ bằng 0. Khi thuế suất tăng từ mức thấp, doanh thu thuế của chính phủ cũng tăng. Cuối cùng, nếu mức thuế đạt 100%, được thể hiện điểm xa nhất trên đường cong Laffer, tất cả mọi người sẽ chọn không làm việc vì mọi thứ họ kiếm được sẽ thuộc về chính phủ.

Do đó, tại một điểm nào đó doanh thu thuế sẽ tăng khi tăng thuế và cuối cùng sẽ đạt điểm tối đa T* trên đồ thị.

Ở bên trái của T*, việc tăng thuế suất làm tăng doanh thu nhiều hơn. Tuy nhiên, việc tăng tỉ lệ vượt quá T* sẽ khiến mọi người không làm việc nhiều hoặc không làm gì cả, do đó làm giảm tổng doanh thu thuế.

(Ảnh minh họa: Investopedia)

Do đó, ở bất kì mức thuế nào ở bên phải của T*, việc giảm thuế suất sẽ thực sự làm tăng tổng doanh thu thuế cho chính phủ.

Hình dạng của đường cong Laffer và vị trí của T* phụ thuộc vào người lao động và nhà đầu tư lựa chọn cho công việc, giải trí, thu nhập, cũng như công nghệ và các yếu tố kinh tế khác.

Tham khảo:   Thắt chặt tín dụng (Credit Crunch) là gì? Hậu quả của thắt chặt tín dụng

Các chính phủ muốn doanh thu ở điểm T* vì đó là điểm mà chính phủ có doanh thu thuế tối đa trong khi mọi người vẫn tiếp tục làm việc.

Nếu thuế suất hiện tại nằm ở bên phải của T*, thì việc giảm thuế suất sẽ vừa kích thích tăng trưởng kinh tế, vừa tăng thu nhập của chính phủ.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo