20. Kinh tế học

Vụ việc cạnh tranh (Competition Case) là gì? Cơ quan giải quyết vụ việc cạnh tranh

Hình minh họa (Nguồn: expertis.vn)

Vụ việc cạnh tranh (Competition Case)

Vụ việc cạnh tranh trong tiếng Anh là Competition Case.

Cạnh tranh là một khái niệm gắn kiền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Theo Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.

Từ điển Tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng có cách giải quyết cạnh tranh tương tự, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm qui định của Luật Cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Luật Cạnh tranh, vụ việc hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh đều phải được điều tra thông qua một thủ tục chặt chẽ: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức.

Đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lí, giải quyết thông qua hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh.

Vụ việc cạnh tranh được phát sinh từ việc tổ chức, cá nhân khiếu nại lên Cơ quan Quản lí cạnh tranh khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm luật cạnh tranh.

Tham khảo:   Ngoại ứng sản xuất (Production Externality) là gì? Ví dụ về ngoại ứng sản xuất

Cơ quan giải quyết các vụ việc cạnh tranh

Ở Việt Nam, cơ quan giải quyết vụ việc cạnh tranh nhìn chung được xác định theo hai loại việc: khiếu nại về hành vi hạn chế cạnh tranh và khiếu nại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh:

Cục Quản lí cạnh tranh: về vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lí cạnh tranh chỉ có thẩm quyền điều tra vụ việc chứ không có quyền giải quyết và xử lí vụ việc. Kết quả điều tra vụ việc phải gửi lên hội đồng cạnh tranh để giải quyết.

Hội đồng cạnh tranh: hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh là hội đồng gồm ít nhất là 5 thành viên của hội đồng cạnh tranh và do Chủ tịch hội đồng cạnh tranh lựa chọn. Có thể nói rằng, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh là cơ quan có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.

Tòa án nhân dân: có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm khiếu kiện đối với quyết định của hội đồng cạnh tranh. Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao, hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh theo thủ thục phúc thẩm/giám đốc thẩm theo qui định của pháp luật.

Tham khảo:   Giáo dục môi trường (Environmental education) là gì? Mục đích và nội dung

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

Cục Quản lí cạnh tranh: khác với vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, đối với các khiếu nại liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lí cạnh tranh vừa có thẩm quyền điều tra và thẩm quyền xử lí vụ việc, bao gồm cả việc phạt hành chính.

Thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Công thương: Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cơ quan quản lí cạnh tranh.

– Tòa án nhân dân: có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với quyết định của của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc giải quyết khiếu nại quyết định của Cơ quan quản lí cạnh tranh trong vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo