20. Kinh tế học

Công nghiệp môi trường (Environmental industry) là gì? Các lĩnh vực

Hình minh hoạ (Nguồn: thisisplastics)

Công nghiệp môi trường

Khái niệm

Công nghiệp môi trường trong tiếng Anh được gọi là Environmental industry.

Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Các lĩnh vực thuộc Công nghiệp môi trường

Các hoạt động nhằm phát triển ngành công nghệ môi trường tại Việt Nam cần cân đối và hài hòa giữa ba lĩnh vực chính:

– Dịch vụ môi trường

Lĩnh vực hoạt động này đảm nhiệm các chức năng chính bao gồm:

+ Phân tích và quan trắc môi trường: Sản phẩm chính là dịch vụ quan trắc, lấy mẫu, phân tích, các cơ sở dữ liệu thông tin liên quan. 

Hiện tại, hoạt động này chủ yếu do các trung tâm quan trắc và phòng thí nghiệm thực hiện, chi phí tính theo đơn giá Nhà nước qui định. Tuy nhiên, hoạt động này cần phải được xã hội hóa, cho phép nhiều thành phần tham gia.

+ Quản , kiểm soát ô nhiễm, bao gồm: Quản , xử nước thải, chất thải rắn, khí thải; ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, phóng xạ và sự cố môi trương (tràn dầu, hóa chất…).

Quản chất thải nguy hại có các hoạt động như kiểm soát, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử .

+ Dịch vụ tư vấn quản môi trường, có thể kể đến: Đánh giá tác động môi trường; Phân tích thí nghiệm; Công nhận chứng nhân (ISO 14000, EMS,…).

Tham khảo:   Phương pháp thẩm định (Appraisal method) trong định giá tài nguyên môi trường là gì?

– Phát triển công nghệ và sản xuất thiết bị

Đây là hoạt động đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển ngành công nghệ môi trường. Các hoạt động này gồm có:

+ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: nghiên cứu và phát triển các công nghệ, thiết bị và vật liệu xử môi trường từ qui mô nhỏ, tạo cơ sở để phát triển thành qui mô thử nghiệm và chuyển giao ứng dụng thực tế.

+ Sản xuất thiết bị và vật liệu xử môi trường: là hoạt động nhằm sản xuất ra sản phẩm là các công nghệ, thiết bị và vật liệu, hóa chất và chủng vi sinh sử dụng trong công nghệ xử chất thải, làm sạch môi trường.

+ Phát triển công nghệ thông tin chuyên ngành môi trường: gồm các phầm mềm dự báo phân tích đánh giá môi trường, các phần mềm tự động hóa trong công nghệ quan trắc, cập nhật thông tin tự động cơ sở dữ liệu, bản đồ số hoá…

+ Sản xuất thiết bị đo lường và kiểm soát ô nhiễm môi trường: gồm các thiết bị đo, bộ mẫu thử nhanh dùng phát hiện các chất nguy hại có trong môi trường, thiết bị tự động đo và quan trắc các chỉ số môi trường…

Tham khảo:   Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) là gì?

+ Công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm: gồm các sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu và công nghệ sử dụng nguyên liệu mới không có chất thải. Đó là sản phẩm công nghệ và sản phẩm thân thiện môi trường.

– Phát triển và khôi phục tài nguyên

Lĩnh vực hoạt động này bao gồm:

+ Phát triển các dạng năng lượng mới, như năng lượng gió, mặt trời địa nhiệt, hydro, các dạng năng lượng sinh học, năng lượng thu hồi từ chất thải (Biogas).

+ Phục hồi tài nguyên: bao gồm các hoạt động khôi phục các vùng đất, vùng nước bị ô nhiễm, các mỏ khoáng sản sau khai thác, các thảm thực vật, phát triển các vùng sinh thái, đa dạng sinh học, …

+ Các hoạt động tái chế chất thải: như tái chế giấy, chất dẻo, thu hồi kim loại nặng, chất thải điện tử.

Ngoài ra, có thể phát triển hoạt động cung cấp nước sạch cho các khu dân cư, khu vực nông thôn, miền núi, …

(Tài liệu tham khảo: Luật 55/2014/QH13, Bảo vệ Môi trường. Cổng thông tin điện tử Tổng cục Môi trường. Đại học Kinh tế Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo