20. Kinh tế học

Hội thoại chiến lược (Strategic Dialogue) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: stratabridge.com)

Hội thoại chiến lược

Khái niệm

Hội thoại chiến lược hay đối thoại chiến lược trong tiếng Anh là Strategic Dialogue.

Hội thoại chiến lược là một mô hình bảy bước thống nhất nhằm thiết lập và thực hiện chiến lược. Mô hình này do Berenschot phát triển dựa trên kinh nghiệm 70 năm tư vấn chiến lược.

Hội thoại chiến lược là một phương thức tiếp cận có hệ thống tới việc công thức hóa chiến lược, được sử dụng trong các tình huống mà ở đó, cả việc công thức hóa và thi hành một kế hoạch chiến lược thực tế được hỗ trợ là hoàn toàn cần thiết.

Hội thoại chiến lược cho rằng chiến lược là kết quả của công thức:

Huy động x Công thức hóa x Thực hiện

Trong đó:

Huy động: gồm các bước sáng tạo, phân tích, lựa chọn, cam kết, tham gia.

Công thức hóa: gồm các bước hoạch định chiến lược, lựa chọn, kiên định.

Thực hiện: gồm kế hoạch hành động, thực thi, đánh dấu các mốc, theo dõi.

Dựa trên nguyên tắc này, chiến lược của tổ chức sẽ được coi là một con
đường được chia sẻ và kế thừa để tổ chức đạt tới sự thịnh vượng và gia tăng
năng suất.

Một tổ chức năng suất và hội thoại hiệu quả sẽ gia tăng đáng kể thành công của giai đoạn thực hiện. Ngay trước khi xây dựng qui trình, cần thiết có sẵn nhiều yếu tố để có thể tối ưu hóa những cơ hội mang lại thành công cho khách hàng.

Tham khảo:   Tăng trưởng bần cùng hóa (Immiserizing growth) là gì?

Phương pháp thiết lập, thức hiện

Hội thoại chiến lược bao gồm một quá trình bảy bước, được thực thi một
phần theo thứ tự và một phần song song với nhau.

Bước 1: Cửa sổ chiến lược.

Thiết lập quá trình công thức hóa chiến lược. Đây là bước khai thác đầu tiên về sứ mệnh, tầm nhìn và tham vọng. Bước 2 và 3 không thể bắt đầu trước khi bước 1 chưa kết thúc.

Bước 2: Phân tích bên ngoài.

Xem xét sự phát triển trong kinh tế vĩ mô, và trong kinh tế vi mô: thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Bước 2 có thể diễn ra song song với bước 3.

Bước 3: Phân tích bên trong.

Xem xét sự phát triển đặc thù và công nghệ, trong các lĩnh vực như tiếp thị, nguồn nhân lực, tài chính và kiểm soát, CNTT, và quá trình sản xuất. Bước 3 có thể diễn ra song song với bước 2.

Bước 4: Tổng hợp và lựa chọn.

Chuyển các phân tích bên trong và bên ngoài thành các lựa chọn chiến lược (kịch bản). Kiểm tra hai chiều về tầm nhìn, sứ mệnh và tham vọng đã phát sinh ở bước này. Bước 4 chỉ bắt đầu khi đã hoàn thành bước 2 và bước 3.

Tham khảo:   Sản xuất tinh gọn (Lean Production) là gì? Lợi ích

Bước 5: Đánh giá và lựa chọn chiến lược.

Đánh giá rủi ro và tính khả thi, kết quả là đưa ra một chiến lược có ưu thế hơn. Bước 5 chỉ bắt đầu khi đã hoàn thành bước 4.

Bước 6: Chuẩn bị và lập kế hoạch.

Chuyển chiến lược có ưu thế thành tập hợp các thước đo và mục tiêu. Bước 6 chỉ bắt đầu khi đã hoàn thành bước 5.

Bước 7: Thực hiện và giám sát.

Thực hiện chiến lược mới và giám sát quá trình và hiệu quả của tập hợp mục tiêu. Bước 7 chỉ bắt đầu khi đã hoàn thành tất cả các bước trên.

Trong suốt quá trình bảy bước trên, sự tham gia của truyền thông cũng như của các nhân viên là hết sức cần thiết để gia tăng chất lượng của kế hoạch và khiến mọi người cảm thấy sự gắn bó. Đây là bước quan trọng để đạt được qui trình thực hiện thành công.

(Tài liệu tham khảo: Những mô hình quản trị kinh điển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo