23. Chứng khoán

Rủi ro vô hạn (Unlimited Risk) là gì? Đặc điểm của rủi ro vô hạn

Ảnh minh họa: Vietquality

Rủi ro vô hạn

Khái niệm

Rủi ro vô hạn trong tiếng Anh là Unlimited Risk.

Rủi ro vô hạn đề cập đến một tình huống có khả năng thua lỗ không giới hạn đối với một giao dịch hoặc trong một khoản đầu tư cụ thể. Giao dịch khống là một ví dụ về một chiến lược với rủi ro vô hạn.

Mặc dù về mặt lí thuyết, giao dịch rủi ro vô hạn có rủi ro không giới hạn, nhưng thực tế nhà giao dịch không phải chịu rủi ro không giới hạn. Họ có thể thực hiện nhiều cách để hạn chế tổn thất thực tế, chẳng hạn như phòng vệ giá hoặc đặt lệnh cắt lỗ.

Đặc điểm rủi ro vô hạn

Rủi ro vô hạn ngược lại với rủi ro hữu hạn. Rủi ro vô hạn có khả năng mất nhiều hơn khoản đầu tư ban đầu của bạn, điều này có thể xảy ra khi bán khống, trong các hợp đồng giao dịch tương lai hoặc khi bán khống quyền chọn.

Bản chất, rủi ro đề cập đến xác suất đầu tư sẽ có lợi nhuận thực tế thấp hơn với lợi nhuận mà nhà đầu tư mong đợi. Khoảng rủi ro có thể từ lỗ một phần hoặc lỗ toàn bộ khoản đầu tư ban đầu. Rủi ro vô hạn có thể mất gấp nhiều lần số tiền đầu tư ban đầu.

Rủi ro thay đổi tùy thuộc từng loại hình đầu tư. Một hình thức đánh giá rủi ro có thể được tính bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn của lợi nhuận trong quá khứ hoặc lợi nhuận trung bình của một khoản đầu tư cụ thể, với độ lệch chuẩn cao hơn cho thấy mức độ rủi ro cao hơn.

Tham khảo:   Đầu tư thụ động (Passive Investing) là gì? Những lợi ích và mặt hạn chế của Đầu tư thụ động

Mặc dù quá trình này có thể mạo hiểm, các nhà đầu tư vẫn thường xuyên thực hiện các khoản đầu tư rủi ro cao với nhiều lí do. Lí do chính là, về mặt lí thuyết, rủi ro cho nhà đầu tư càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng càng lớn. Rủi ro cao hơn được bù đắp bởi lợi nhuận tiềm năng cao hơn.

Kiểm soát rủi ro và rủi ro vô hạn

Rủi ro vô hạn có thể khiến một khoản đầu tư hay giao dịch có vẻ không đáng giá. Ví dụ, bán khống có rủi ro vô hạn về mặt lí thuyết. Nhưng thực tế, rủi ro không phải là không giới hạn trừ khi một nhà giao dịch và nhà môi giới của họ cho phép điều đó xảy ra.

Một nhà giao dịch có thể tham gia bán khống một cổ phiếu ở mức 5 đô la và quyết định rằng họ dừng bán khống nếu giá di chuyển lên tới 5,50 đô la. Trong trường hợp này, rủi ro thực tế của họ là 0,5 đô la mỗi cổ phiếu và không giới hạn. Giá có thể chênh lệch trên mức cắt lỗ của họ có thể là 6 đô la hoặc 7 đô la. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng tổn thất, nhưng tổn thất vẫn được giới hạn ở mức 1 đô la hoặc 2 đô la.

Tham khảo:   Giấy chứng nhận phân loại (Grading Certificate) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Qui tắc tương tự áp dụng cho hợp đồng tương lai hoặc bán khống quyền chọn. Khi mất tiền, một giao dịch có thể được dừng lại. Giá mà một nhà giao dịch đóng vị thế xác định tổn thất thực tế của họ.

Có thể khoản lỗ sẽ nhiều hơn số tiền họ đầu tư ban đầu, hoặc thậm chí nhiều hơn số tiền họ có trong tài khoản giao dịch. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là yêu cầu kí quĩ bổ sung và nhà môi giới sẽ yêu cầu nhà giao dịch gửi tiền để họ duy trì vị thế của mình (nếu vẫn mở) hoặc đưa số dư tài khoản của họ về 0. Nếu tài khoản giao dịch giảm xuống dưới 0 do thua lỗ giao dịch, điều này có nghĩa là nhà giao dịch phát sinh một khoản nợ với nhà môi giới.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo