23. Chứng khoán

Chỉ số độ biến động (Volatility Ratio) là gì? Công thức tính chỉ số độ biến động

Ảnh minh họa: traiphieu.com

Chỉ số độ biến động

Khái niệm

Chỉ số độ biến động trong tiếng Anh là Volatility Ratio.

Chỉ số độ biến động là một thước đo kĩ thuật được sử dụng để xác định các mô hình giá và các biến động giá có thể xảy ra. Trong phân tích kĩ thuật, nó sử dụng phạm vi thực để có thể suy xét về biến động của mức giá chứng khoán.

Đặc điểm của Chỉ số độ biến động

Chỉ số độ biến động là một thước đo giúp các nhà đầu tư theo dõi sự biến động của giá cổ phiếu. Đây là một trong một vài chỉ số kĩ thuật tập trung vào sự biến động. Nhìn chung, độ lệch chuẩn thường là một trong những biện pháp phổ biến nhất được sử dụng để theo dõi biến động. Độ lệch chuẩn tạo thành cơ sở cho một số kênh kĩ thuật bao gồm chỉ báo Bollinger Bands. Biến động của giá trong quá khứ cũng là một xu hướng phổ biến khác có thể được sử dụng để theo dõi biến động giá trong tương lai.

Chỉ số độ biến động được sử dụng để phân tích biến động giá. Tỉ lệ biến động của ngành và chỉ số độ biến động có thể khác nhau. Để phân tích kĩ thuật, Jack Schwager được biết đến với việc đưa ra khái niệm về chỉ số độ biến động trong cuốn sách Technical Analysis của ông.

Tham khảo:   Người kinh doanh chứng khoán (Dealer) là ai? Những đặc điểm cần lưu ý

Công thức tính chỉ số độ biến động

Phương pháp luận của Schwager tính toán chỉ số độ biến động được xây dựng dựa trên khái niệm phạm vi thực được WMasterskillss Wilder phát triển. Schwager tính toán chỉ số độ biến động như sau: 

VR = TTR/ATR  

Trong đó:

– VR = chỉ số độ biến động

– TTR = phạm vi thực hiện tại (Today’s True Range)

Phạm vi thực hiện tại = Max – Min

Max = Giá đỉnh trong giai đoạn hiện tại, giá đóng của giai đoạn trước

Min = Giá đáy trong giai đoạn hiện tại, giá đóng của giai đoạn trước

– ATR = phạm vi dao động trung bình thực trong giai đoạn N-ngày trước đó.

Phương pháp luận của Schwager có nhiều lần lặp. Các lần lặp lại của chỉ số độ biến động có thể là: 

VR = |TTR|/ATR

Trong đó:

– |TTR| = Giá trị tuyệt đối của Max

Giá trị tuyệt đối của Max = THTLTHYCYCTL

TH = Giá đỉnh trong giai đoạn hiện tại

TL = Giá đáy trong giai đoạn hiện tại

YC = Giá đóng của giai đoạn trước

VR = |TTR|/EMA

Trong đó:

– EMA = Trung bình trượt hàm mũ của Phạm vi thực của N-ngày trước đó. 

Các tín hiệu từ chỉ số độ biến động

Các nhà đầu tư và các nhà giao dịch sẽ có cơ chế riêng để theo dõi và phát hiện các mô hình từ chỉ số độ biến động. Chỉ số này thường được vẽ dưới dạng một dòng trên biểu đồ kĩ thuật hoặc là một overlay trong cửa sổ hiển thị.Chỉ số độ biến động cao sẽ báo hiệu sự biến động giá đáng kể trong ngày giao dịch hiện tại. 

Tham khảo:   Lí thuyết hộp Darvas (Darvas Box Theory) là gì? Đặc điểm của Lí thuyết hộp Darvas

Nhìn chung, sự biến động có thể là một tín hiệu của sự xáo trộn hoặc sự phát triển có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Do đó, sự biến động cao có thể dẫn đến một xu hướng mới cho giá chứng khoán, theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Các nhà giao dịch tuân theo biến động và tỉ lệ biến động kết hợp với các mô hình phân tích khác để giúp có quyết định đầu tư chính xác hơn.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo