23. Chứng khoán

Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 (Stock Market Crash Of 1929) là gì?

(Nguồn ảnh: Bettmann—Getty Images)

Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 

Khái niệm

Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 trong tiếng Anh là Stock Market Crash Of 1929, còn được gọi là vụ Đại Đổ Vỡ (Great Crash).

Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 là một sự đổ vỡ lớn của thị trường chứng khoán nước Mỹ vào cuối tháng 10/1929. 

Vào ngày 29/10/1929, “Ngày thứ Ba đen tối” này đã ập xuống Phố Wall khi các nhà đầu tư bán tháo ồ ạt 16.410.030 cổ phiếu trên Sàn chứng khoán New York trong một ngày. Hàng tỉ đô la đã không cánh mà bay khiến hàng ngàn nhà đầu tư gặp khó khăn. Các máy điện báo giá thị trường cổ phiếu chạy chậm trong nhiều giờ vì máy móc không thể xử lí khối lượng giao dịch khổng lồ như vậy.

Hậu quả mà “Ngày thứ Ba đen tối” để lại, đã khiến nước Mỹ và phần còn lại của thế giới công nghiệp rơi vào vòng xoáy của cuộc Đại khủng hoảng. 

Lịch sử và nguyên nhân 

Trong những năm 1920, thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua giai đoạn mở rộng nhanh chóng, đạt đến đỉnh cao vào tháng 8/1929, thời kì đầu cơ điên cuồng. Sau đó, sản xuất giảm và thất nghiệp tăng lên, khiến cổ phiếu vượt quá giá trị thực của chúng. Một số những nguyên nhân khác dẫn đến sự sụp đổ thị trường là tiền lương thấp, nợ nần tăng, nông nghiệp yếu kém và quá tải các khoản vay ngân hàng lớn không thể thanh lí. 

Tham khảo:   Chiến lược trung lập thị trường (Market Neutral) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Giá cổ phiếu bắt đầu giảm vào tháng 9 vào đầu tháng 10/1929, và vào ngày 18/10, cú ngã xảy ra. Sự hoảng loạn kéo đến khiến số cổ phiếu bị bán tháo lên đến 12.894.650 trong ngày 24/10 (Ngày thứ Năm đen tối). Các công ty đầu tư và các ngân hàng hàng đầu đã cố gắng ổn định thị trường bằng cách mua các khối cổ phiếu lớn, tạo ra một sự phục hồi nhẹ vào thứ Sáu. Tuy nhiên, vào ngày thứ Hai, cơn bão lại ập đến một lần nữa khiến thị trường rơi tự do. Sau Ngày thứ Hai đen tối là Ngày thứ Ba đen tối, khi đó giá cổ phiếu đã hoàn toàn sụp đổ. 

Sau ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu đã chạm đáy, do đó đã có sự phục hồi đáng kể trong những tuần tiếp theo. Tuy nhiên, nhìn chung giá vẫn tiếp tục giảm khi Mỹ rơi vào cuộc Đại Khủng hoảng. Đến năm 1932, cổ phiếu chỉ có giá trị 20% so giá trị vào mùa hè năm 1929.

Các chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chạm đáy vào ngày 8/7/1932, giảm 89% so với mức đỉnh vào tháng 9/1929, khiến nó trở thành thị trường giá xuống lớn nhất trong lịch sử Phố Wall. Chỉ số Dow Jones mãi đến tháng 11/1954 mới trở lại mức cao nhất hồi 1929.

Tham khảo:   Quyền chọn kiểu Nga (Russian Option) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra Đại khủng hoảng, nhưng nó đã góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ kinh tế toàn cầu mà bản thân nó cũng là một triệu chứng. 

Đến năm 1933, gần một nửa các ngân hàng của Mỹ đã phá sản và tình trạng thất nghiệp xảy ra với 15 triệu người, tương đương 30% lực lượng lao động. Chỉ đến khi Thế chiến II nổ ra, Mỹ được lợi từ việc đảm nhận sản xuất một lượng vũ khí khổng lồ, mới đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng sau một thập kỉ thất bại. 

(Tài liệu tham khảo: History.com, Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo