23. Chứng khoán

Nhà đầu tư tổ chức (Institutional Investor) trên thị trường chứng khoán là gì? Phân loại

Hình minh họa (Nguồn: bsc.com.vn)

Nhà đầu tư tổ chức (Institutional Investor)

Nhà đầu tư tổ chức trong tiếng Anh là Institutional Investor.

Nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán là các tổ chức đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư.

Phân loại các nhà đầu tư

Nhìn chung có một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán như sau:

Các công ty đầu tư:

Để làm cầu nối giữa bên cần vốn và bên có vốn nhàn rỗi, nhiều loại hình tài chính trung gian đã ra đời. Một trong những định chế tài chính trung gian có ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, đó là loại hình công ty đầu tư hay còn gọi là quĩ đầu tư.

Đây là một mô hình định chế tài chính trung gian tập trung những nguồn vốn nhỏ bé, lẻ tẻ của nhiều người lại để đầu tư vào thị trường chứng khoán. 

Nguồn hình thành vốn của công ty đầu tư rất phong phú, đa dạng như từ các tập đoàn tự bản, các doanh nghiệp, dân chúng… có vốn nhàn rỗi dù nhiều hay ít đều có thể trở thành các chủ sở hữu công ty đầu tư bằng việc mua các cổ phiếu hoặc chứng chỉ thụ hưởng do công ty đầu tư phát hành.

Việc đầu tư vào các công ty đầu tư giống như là việc mua một dịch vụ quản lí, các nhà đầu tư bỏ tiền mua các cổ phiếu hoặc chứng chỉ quĩ của công ty đầu tư và có các chuyên gia nhận điều hành số vốn đó. 

Tham khảo:   Phân tích kĩ thuật (Technical analysis) trong phân tích đầu tư chứng khoán là gì?

Các chuyên gia quản lí công ty đầu tư phải nghiên cứu thị trường và ra các quyết định đầu tư. Do vậy, các công ty đầu tư vừa là tổ chức phát hành chứng khoán vừa là tổ chức đầu tư chứng khoán.

Các công ty bảo hiểm:

Các công ty bảo hiểm đóng vai trò cung ứng tài chính rất quan trọng cho thị trường chứng khoán. Ngoài mục đích nhân đạo huy động sự đóng góp của nhiều người để bồi thường cho mỗi người, các tổ chức bảo hiểm còn đảm nhiệm chức năng môi giới tài chính quan trọng. Với nguồn vốn huy động dồi dào từ sự đóng góp tự nguyện của các thân chủ, các doanh nghiệp đã nhanh chóng dùng vốn ấy đem đầu tư để tạo ra lãi.

Do tập trung được một nguồn vốn lớn từ tất cả các pháp nhân và thể nhân trong xã hội, ngoài nghĩa vụ để lại một số vốn cần thiết để chi trả bảo hiểm thường xuyên, các công ty bảo hiểm tích cực tham gia vào các hoạt động mua bán tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu, gửi ngân hàng và cho vay. Nhưng để đảm bảo khả năng sinh lời và tính ổn định trong quản lí bảo hiểm, tỷ trọng các khoản đầu tư trong các công ty bảo hiểm được qui định rất chặt chẽ.

Tham khảo:   Nâng hạng (Upgrade) trong chứng khoán là gì? Đặc điểm

Các quĩ hưu trí và các quĩ bảo hiểm xã hội khác:

Quĩ hưu trí và các quĩ bảo hiểm xã hội khác thu phí đóng định kì của các tác nhân để sau này trả cho họ lương hưu hay các khoản trợ cấp khác. Nguyên tắc hoạt động của các quĩ này là huy động từng phần trong thời gian lao động và có thu nhập để trả từng phần khi về hưu hoặc mất sức lao động. 

Do vậy về phương diện cung cấp vốn tài chính, các quĩ này đóng vai trò rất quan trọng vì trong quá trình huy động vốn thì số tiền đóng góp vượt quá số tiền phải trả lương hưu trí, các quĩ này sẽ còn một khoản vốn dự trữ có thể được các nhà quản lí quĩ đầu tư vào chứng khoán mà cụ thể là các trái phiếu có độ an toàn cao.

Các công ty tài chính:

Các công ty, các tập đoàn kinh doanh, khi đã đủ lớn mạnh thường thành lập cho chính mình một công ty tài chính. Các công ty tài chính này ngoài nhiệm vụ huy động tài chính cho công ty mẹ, còn có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích thu lợi.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường chứng khoán – Nhà xuất bản tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo