24. Kinh doanh thương mại

Quần đảo (Archipelago) là gì? Giá trị kinh tế từ các quần đảo ở Việt Nam

Quần đảo (Archipelago) (Ảnh: Stars Insider).

Quần đảo (Archipelago)

Quần đảo – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Archipelago hoặc Islands.

Quần đảo được hiểu là một nhóm các đảo nằm rải rác. (Theo National Geographic)

Công ước biển quốc tế 1982 qui định: “Quần đảo là tổng thể của một nhóm đảo, kể cả các bộ phận của các đảo đó, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau tạo thành một thể thống nhất về địa , kinh tế và chính trị, hay có ý nghĩa về mặt lịch sử.”

Luật biển Việt Nam năm 2012 qui định: “Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.”

Giá trị kinh tế của các quần đảo ở Việt Nam

Việt Nam có hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nơi tập trung nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế qua lại trên Biển Đông. Hơn 90% lượng hàng hóa giao thương trên thế giới được sử dụng bằng đường biển, trong đó lượng hàng hóa được vận chuyển qua vùng Biển Đông chiếm tới 45%. 

Tham khảo:   Sổ CPD (Carnet de Passages en Douane - CPD) là gì?

Có thể thấy, vị trí của khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với các quốc gia biển trong thương mại quốc tế như: 

– Nhật Bản với 42% lượng hàng hóa xuất khẩu và 70% lượng dầu khí nhập khẩu được vận chuyển qua Biển Đông. 

– Trung Quốc với 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và 70% lượng dầu khí nhập khẩu được vận chuyển qua vùng biển này. 

– Lượng hàng hóa xuất khẩu của Úc khoảng 22%, các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 55%, và các nước công nghiệp mới khoảng 26%.

Bên cạnh nguồn tài nguyên dầu khí và khoáng sản khác, hệ thống quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn là nơi qui tụ nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú, đa dạng với các hệ sinh thái biển quan trọng như san hô, cỏ biển, động vật, hải sản qúi hiếm, nguồn hải sản có trữ lượng lớn như cá, tôm, mực góp phần thúc đẩy phát triển nghề cá, đánh bắt nuôi trồng hải sản và là khu vực tưởng phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học. (Theo SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT,Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP HCM)

Tham khảo:   Rủi ro mắc cạn (Stranding) trong bảo hiểm vận tải quốc tế là gì?

Chế độ pháp lí của quần đảo

Nhà nước thực hiện chủ quyền trên các quần đảo của Việt Nam. Chế độ pháp của các quần đảo được áp dụng đối với chế độ pháp lí của vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật biển Việt Nam.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo