24. Kinh doanh thương mại

Thuật ngữ ‘Hãy để người mua thận trọng’ (Caveat Emptor) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Pinterest

Caveat Emptor

Khái niệm

Caveat Emptor là một thuật ngữ tiếng Latinh có nghĩa là “Hãy để người mua thận trọng”.

Đây là một nguyên tắc của luật hợp đồng mà ở đó, các phạm vi quyền hạn đặt trách nhiệm lên người mua để họ thực hiện việc thẩm định trước khi mua hàng. 

Nói cách khác, người mua hàng phải xem xét, đánh giá, kiểm tra hàng hóa vì lợi ích của mình và phải chịu trách nhiệm về hàng hóa đã nhận và không thể truy đòi người bán nếu sản phẩm bị lỗi hay hư hỏng.

Thuật ngữ này thường được sử dụng trong các giao dịch bất động sản, nhưng cũng có thể áp dụng cho các hàng hóa hoặc dịch vụ khác. 

Nội dung về Caveat Emptor

Cụm từ này là một nguyên tắc từ xa xưa nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ sự bất cân xứng thông tin, tình trạng phổ biến mà trong đó người bán biết nhiều hơn người mua về chất lượng của hàng hóa hoặc dịch vụ.

Ví dụ, nếu anh A muốn mua một chiếc xe hơi của anh B, anh A cần thu thập các thông tin cần thiết để có thể nắm được tình hình mua bán. Anh A nên hỏi anh B các thông tin như là chiếc xe đã chạy được bao nhiêu dặm, có bộ phận nào cần phải thay thế không, hay nó có được bảo dưỡng thường xuyên không,… 

Nếu anh A chỉ đơn giản mua chiếc xe với giá yêu cầu và có ít hoặc không có nỗ lực để kiểm định giá trị thực của nó, và chiếc xe sau đó bị hỏng, thì anh B sẽ không phải chịu trách nhiệm cho các thiệt hại theo nguyên tắc của “caveat emptor”.

Tham khảo:   Hiệp hội bảo đảm (Guaranteeing Association) trong Công ước Istanbul là gì?

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc này. Ví dụ, nếu anh B nói dối về số dặm đã chạy hoặc nhu cầu bảo dưỡng của chiếc xe, anh ta đã có hành vi gian lận và theo lí thuyết, anh A sẽ có quyền được bồi thường thiệt hại. 

Các tác nhân thị thường sẽ hành động để làm giảm khả năng áp dụng của caveat emptor trong một số trường hợp. Bảo hành là sự đảm bảo về chất lượng hoặc sự hài lòng mà người bán muốn mang lại cho người mua một cách tự nguyện. Nếu người bán cung cấp một sản phẩm chất lượng, họ sẽ không cần hoàn lại tiền hoặc thay thế thường xuyên, và người mua sẽ có xu hướng chọn các nhà cung cấp này dựa trên nhận thức về chất lượng.

Một số điểm cần lưu ý

Chính phủ các nước cũng đẩy lùi các nguyên tắc caveat emptor để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Các giao dịch không chính thức như giao dịch giữa A và B ở ví dụ trên hầu hết không được kiểm soát. Nhưng trong các ngành như dịch vụ tài chính – đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – người mua đã thường xuyên có quyền nhận thông tin rõ ràng, chuẩn hóa về sản phẩm. 

Tham khảo:   Trung tâm Hòa giải Việt Nam (Vietnam Mediation Center - VMC) là gì?

Ở Anh, khái niệm về caveat emptor bây giờ ít được áp dụng hơn so với trước đây. Nói chung, Đạo luật “Sale of Goods Act” năm 1979 đã cung cấp cho người tiêu dùng các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hơn so với Mỹ.

Ở Việt Nam, Bộ Luật Dân Sự 2015 về căn bản đã hạn chế nguyên tắc caveat emptor. Bộ Luật Dân Sự 2015 qui định rằng một bên trước khi giao kết hợp đồng có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên kia trong trường hợp thông tin đó ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia. Bên vi phạm qui định trên mà gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. 

Mặt khác, nguyên tắc Caveat Emptor thông thường không yêu cầu bên bán phải cung cấp thông tin về hàng hóa của bên bán cho bên mua trừ khi bên mua yêu cầu cung cấp thông tin đó một cách rõ ràng (ví dụ bằng cách yêu cầu cam đoan trong hợp đồng).

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo