24. Kinh doanh thương mại

Hình thức chỉ định thầu (Direct Appointment of Contractor) là gì?

Chỉ định thầu (Direct Appointment of Contractor) (Nguồn: Jones Day)

Chỉ định thầu (Direct Appointment of Contractor)

Chỉ định thầu – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Direct Appointment of Contractor.

Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu dựa trên việc bên mời thầu xác định cụ thể một nhà thầu để tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng. Trong quá trình tổ chức đấu thầu, hoàn toàn không có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu

Trường hợp thứ nhất

Là những gói thầu mang tính rủi ro cao, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người thực hiện, nên rất ít các tổ chức, doanh nghiệp được phép và mong muốn hoạt động trong lĩnh vực này. 

Trường hợp thứ hai

Là những gói thầu có tính bảo mật cao trong lĩnh vực an ninh quốc phòng của các quốc gia bao giờ cũng áp dụng hình thức này. Các dự án đầu tư xây dựng căn cứ quân sự, xây dựng các trung tâm huấn luyện quân đội hay các gói thầu mua sắm, trang bị vũ khí luôn được đặt trong tình trạng tuyệt đối bí mật.

Tham khảo:   Hợp đồng kinh tế vô hiệu (Invalid economic contract) là gì?

Thong tin về các dự án nói chung và các gói thầu nói riêng gần như không được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc này chỉ có thể tiến hành được thông qua áp dụng chỉ định thầu nhằm ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tính bảo mật.

Chính vì đặc thù của lĩnh vực nên theo Tổ chức minh bạch quốc tế, đây là lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng rất cao ở các quốc gia.

Trường hợp thứ ba

Chỉ định thầu được áp dụng với những gói thầu có điều kiện thực hiện rất khó khăn, lợi nhuận mang lại cho các nhà thầu thấp, thậm chí không mang lại lợi nhuận nên rất khó thu hút sự tham gia tự nguyện của các nhà thầu.

Trường hợp thứ tư

Chỉ định thầu được áp dụng với những gói thầu có qui mô rất nhỏ và yêu cầu kĩ thuật rất đơn giản đến mức bên mời thuầ cho rằng áp dụng các hình thức khác không những không thu hút được sự quan tâm của các nhà thầu do lợi nhuận quá ít, mà còn khiến bên mời thầu tốn kém thời gian cũng như chi phí để tổ chức đấu thầu.

Tham khảo:   Giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online-Dispute Resolution - ODR) là gì?

Hình thức chỉ định thầu phải được giám sát chặt chẽ từ khâu chuẩn bị lập kế hoạch đấu thầu đến khi kết thúc hợp đồng. Việc này nhằm tránh tình trạng nhà thầu và bên mời thầu/ chủ đầu tư có hành vi thông đồng, làm tăng chi phí thực hiện hoặc giảm chất lượng gói thầu. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo