24. Kinh doanh thương mại

Kiểm tra thực tế hàng hóa (Physical inspection) là gì? Các mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa

Hình minh họa (Nguồn: phapluatdansinh.vn)

Kiểm tra thực tế hàng hóa (Physical inspection)

Khái niệm

Kiểm tra thực tế hàng hóa trong tiếng Anh là physical inspection. 

Kiểm tra thực tế hàng hóa là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng của hàng hóa, đối chiếu sự phù hợp giữa  thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

Theo công ước Kyoto “kiểm tra hàng hóa” là việc cơ quna Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm đảm bảo rằng tính chất, xuất xứ, điều kiện, số lượng và trị giá của hàng hóa phù hợp với những chi tiết đã khai trong Tờ khai hàng hóa.

Các mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa

Mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa được quyết định dựa trên các căn cứ, hay tiêu chí nhất định, đó là:

– Quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng: Đây là căn cứ cơ bản và quan trọng nhất để ra quyết định kiểm tra thức tế hàng hóa hay không kiểm tra thực tế hàng hóa cũng như việc quyết định mức độ (tỉ lệ) kiểm tra thức tế hàng hóa

– Chính sách quản lí hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhà nước hay còn gọi chính sách quản lí mặt hàng của nhà nước

– Hồ sơ hải quan

– Kết quả phân tích thông tin

– Các nguồn thông tin khác.

Người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thức tế hàng hóa và mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa là Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.

Tham khảo:   Xuất khẩu gián tiếp (Indirect exporting) là gì? Thuận lợi và khó khăn

Các mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

– Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa: là việc cơ quan hải quan chỉ tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan do chủ hàng nộp hoặc xuất trình và kết hợp áp dụng nguyên tắc quản lí rủi ro mà không tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa thường được áp dụng đối với những chủ hàng tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện và đối với những hàng hóa không phải chịu thuế xuất khẩu, những hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu, hoặc nhằm phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, hàng hóa không phải đánh thuế ở Việt Nam v.v…

– Kiểm tra theo tỉ lệ (%) (Kiểm tra xác suất)

Kiểm tra theo tỉ lệ (%): là việc cơ quan hải quan ngoài kiểm tra hồ sơ hải quan còn tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo một tỉ lệ nhất định do pháp luật qui định.

Tỉ lệ kiểm tra ở đây được hiểu là nếu hàng hóa đóng theo kiện thì tỉ lệ kiểm tra là tỉ lệ số kiện được kiểm tra, nếu hàng hóa đóng trong container thì tỉ lệ kiểm tra là tỉ lệ số container được kiểm tra hoặc tỉ lệ số kiện trong từng container được kiểm tra. Việc lựa chọn kiện, container để kiểm tra được thực hiện trên cơ sở lấy xác suất ngẫu nhiên do hệ thống máy tính xử lí hoặc do lãnh đạo Chi cục quyết định và được thể hiện trên hồ sơ hải quan.

Tham khảo:   Tòa án trọng tài quốc tế (International Court of Arbitration) là gì?

Theo qui định của Pháp luật hải quan Việt Nam hiện nay, kiểm tra theo tỉ lệ (%) được thực hiện theo hai mức 5% và 10% và được áp dụng trong các trường hợp:

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan

+ Hàng hóa xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan

– Kiểm tra toàn bộ lô hàng

Kiểm tra toàn bộ lô hàng là việc cơ quan hải quan ngoài việc kiểm tra hồ sơ hải quan còn tiến hành kiểm tra thực tế toàn bộ đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Mức độ kiểm tra này thường được áp dụng trong trường hợp có độ rủi ro cao, chủ hàng có ý thức chấp hành pháp luật kém, xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, hồ sơ có nhiều sai lệch.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Hải quan cơ bản, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo