30. Kỹ năng sống

Guilty Pleasure Là Gì? Bạn Có “Thú Vui Tội Lỗi” Nào Khó Nói Không?

Đã khi nào bạn làm một việc gì đó khiến bạn rất vui và hài lòng, nhưng cũng khiến bạn phải bối rối, cảm giác áy náy hay xấu hổ vì đã thực hiện không? Những việc làm này được gọi là Guilty pleasure hay cũng có thể hiểu là “thú vui tội lỗi”, “niềm vui tội lỗi”. Vậy guilty pleasure là gì? Để hiểu hơn về thú vui đặc biệt này, mời bạn cùng Masterskills khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Guilty pleasure là gì?

Guilty pleasure nghĩa là gì? Guilty pleasure đề cập đến một điều gì đó vừa mang lại niềm vui, nhưng cũng khiến con người cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc ngại chia sẻ với người khác rằng họ thích hoặc hay thực hiện nó.  

Thuật ngữ này được xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 20 và trở nên phổ biến hơn khi mọi người bắt đầu thảo luận về sở thích của mình về những điều được coi là ít phổ biến hoặc được xã hội chấp nhận. 

Khi ai đó có một sở thích hoặc đam mê khác biệt được dán nhãn là “thú vui tội lỗi”, họ phải đấu tranh giữa việc tận hưởng nó và nhận đánh giá từ bên ngoài về mình.

2. Một số ví dụ của guilty pleasure

guilty pleasure examplesguilty pleasure examples
Ví dụ về guilty pleasure?

Guilty pleasure có thể có nhiều hình thức khác nhau, mỗi cá nhân sẽ có những thú vui riêng của mình, và bất chấp cảm giác xấu hổ. 

Một vài ví dụ về “thú vui tội lỗi” có thể kể đến như:

Ngủ “nướng”

Nhiều người có thể ngủ rất nhiều và ngủ nướng được coi là một sở thích của họ. Tuy vậy, sau khi tận hưởng cảm giác thoải mái từ việc ngủ nướng, họ cũng cảm thấy tội lỗi vì bỏ lỡ nhiều thời gian để làm các việc khác. 

Thích “xiên bẩn”

Món ăn được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Mặc dù việc thưởng thức các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ giúp bạn cảm thấy thỏa mãn, nhưng ngược lại bạn cũng sẽ cảm thấy tội lỗi khi “nạp” những thực phẩm không tốt cho sức khỏe vào cơ thể. 

Hóng drama

Điều này mang đến cho bản cảm giác kích thích thú vị, nhưng cũng khiến bản thân xấu hổ vì “soi mói” hoặc phán xét về người khác. 

Tham khảo:   Bạn luôn có 9 khoản tiền nhưng không biết: Hiểu rõ, dân văn phòng sẽ tiết kiệm được 1 năm tiền lương trước tuổi 30!

Say mê xem video nặn mụn

Nhiều người cho rằng, họ cảm thấy rất “giải trí” khi xem những video kiểu này, tuy vậy, họ cũng cảm thấy tội lỗi khi dành nhiều thời gian cho những video “vô bổ” này. 

Ông hoàng/bà hoàng lệch tông

Dùng để chỉ những người hay hát sai tông. Mặc dù ca hát giúp họ cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn, nhưng họ cũng cảm thấy tội lỗi khi phá hỏng bài hát, cũng như gây khó chịu đến người nghe. 

Chơi các trò chơi gây nghiện

Mặc dù, khi chơi bạn sẽ cảm thấy vô cùng giải trí và hấp dẫn, nhưng bạn cũng cảm thấy khi bản thân đang dành nhiều thời gian cho những hoạt động giải trí vô bổ, và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ trò chơi như mắt cận, kết quả học tập suy giảm, v.v.

Một vài ví dụ khác có thể kể đến như:

  • Nghiện shopping
  • Thích các tổ hợp đồ ăn kỳ lạ (bánh Oreo + bơ lạc, mì tôm + kem, bún đậu mắm tôm nhưng chấm tương ớt, v.v.)
  • Thích những bộ phim mà nhiều người ghét
  • Thói quen trì hoãn
  • Nghiện sử dụng mạng xã hội
  • Nghe đi nghe lại một bài hát
  • Nghiện uống rượu
  • Thích selfie
  • Tiêu xài hoang phí, v.v.

3. Tại sao chúng ta có tâm lý thú vui tội lỗi?

Sức hấp dẫn từ điều mà chúng ta bị cấm có thể tạo cảm giác phấn khích khi thực hiện nó. Khi đó, sự hứng thú và niềm vui vẻ được tăng lên từ chính những “thú vui tội lỗi”.

Guilty pleasure giúp con người thoát khỏi những áp lực của cuộc sống. Việc thực hiện những “thú vui tội lỗi” như một cách giải tỏa hiệu quả khi bạn đang phải đối mặt với áp lực, căng thẳng từ công việc, cuộc sống. Chẳng hạn, cả tuần bạn đã phải làm việc vất vả, khi đó cuối tuần bạn có thể dành chút thời gian để ngủ nướng, nghỉ ngơi.

guilty pleasure là gìguilty pleasure là gì
Nguyên nhân sự tồn tại của guilty pleasure là gì?

Bên cạnh đó, guilty pleasure cũng có thể coi như một hình thức chăm sóc của bản thân. Ví dụ việc xem TikTok có thể tiêu tốn thời gian, nhưng đó là cách giúp bạn giải trí và tạo ra niềm vui cho chính mình. 

Tham khảo:   8 dấu hiệu kỳ lạ cho thấy bạn đã gặp được tình yêu tri kỷ

Giữa những bộn bề của cuộc sống, guilty pleasure giống như một liều thuốc chữa lành dành cho mỗi người.

4. Mặt tối và sáng của guilty pleasure

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích tích cực cho con người, nhưng guilty pleasure vẫn tồn tại nhiều rủi ro nếu chúng ta không biết cách kiểm soát nó. Trong phần dưới đây, Masterskills sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những ưu điểm và hạn chế của guilty pleasure.

Mặt sáng của “thú vui tội lỗi” giúp tạo ra những hiệu ứng tích cực cho sức khỏe tinh thần. Bởi, chúng tạo cơ hội để con người thư giãn và tự chăm sóc bản thân.

Ngược lại, khi chúng ta quá chìm đắm trong cảm giác thỏa mãn của guilty pleasure có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như hình thành thói quen không lành mạnh, sống thiếu trách nhiệm, mất động lực để vượt qua khó khăn, v.v.

Bởi vậy, việc quản lý guilty pleasure rất quan trọng, qua đó giúp chúng ta tận dụng tối đa điểm tích cực và hạn chế rủi ro từ nó.

Dưới đây là một vài cách giúp bạn quản lý “thú vui tội lỗi”:

  • Thiết lập ranh giới cho bản thân và tạo sự cân bằng lành mạnh với những guilty pleasure. Chẳng hạn, bạn có thể cho phép bạn thân được ngủ nướng thêm 30 phút vào cuối tuần, và thời gian còn lại sẽ dành để tập thể dục, tham gia các hoạt động cộng đồng, v.v.
  • Cân bằng cảm giác tội lỗi và niềm vui: Mỗi người đều có những “thú vui tội lỗi” của riêng họ, do đó, hãy tận hưởng trọn vẹn niềm vui từ chúng miễn là chúng không tác động cực đến bạn hoặc những mối quan hệ xung quanh.

Lời kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Guilty pleasure là gì?” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn thế nào là một thú vui tội lỗi và cách để quản lý chúng hiệu quả.

Tham khảo:   7 điều cần lưu ý khi đi du lịch mùa nắng nóng

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Masterskills và mọi người cùng biết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo