30. Kỹ năng sống

Bộc Trực Là Gì? Chân Dung Của Người Bộc Trực

Tính thẳng thắn, bộc trực là gì? Người bộc trực có những biểu hiện nào? Đây là kiểu tính cách khá phổ biến trong cuộc sống. Trong bài viết này, Masterskills sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiểu tính cách này, cũng như cách để làm việc hiệu quả với người bộc trực.

Bộc trực là gì?

Bộc trực có nghĩa là gì? Bộc trực là một tính cách của con người, dùng để mô tả những người thẳng thắn trong việc chia sẻ ý kiến của mình, thấy gì nói đó mà không vòng vo hay nịnh nọt ai khác.

Người bộc trực thường là người hiền lành, không toan tính, mưu mô hay có ý định làm hại người khác.

Ưu và nhược điểm của tính bộc trực là gì?

Ưu điểm

Người bộc trực có tính cách hiền lành, luôn quyết đoán trong các quyết định của mình, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. 

Bên cạnh đó, khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng cho các hành động cũng được xem là những điểm mạnh của kiểu người này. Do đó, họ thường đi đầu trong các hoạt động, tạo ra bầu không khí cởi mở, lan tỏa năng lượng tích cực đến những người xung quanh.

sự bộc trựcsự bộc trực
Sự bộc trực có điểm tốt và điểm xấu riêng.

Nhược điểm

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên sự bộc trực đôi khi cũng gây ra một số vấn đề không tốt. 

Do người bộc trực thường thể hiện quan điểm, và cảm xúc của mình một cách thẳng thắn khiến đối phương cảm thấy không thoải mái, khó chịu. Đây có thể là nguyên nhân gây mất lòng và phá vỡ mối quan hệ giữa họ và đối phương. 

Đôi khi, cách thể hiện quan điểm và cảm xúc của người bộc trực được cho là khá thô lỗ và không phù hợp.

Biểu hiện thường thấy ở người bộc trực

Một số biểu hiện thường thấy ở người bộc trực có thể kể đến như:

  • Thẳng thắn chia sẻ ý kiến, không kiểm soát tốt lời nói nên đôi khi sử dụng từ ngữ không phù hợp, thiếu tôn trọng người khác.
  • Phớt lờ đi cảm xúc và cảm giác của người khác và không quan tâm đến việc gây tổn thương cho họ.
  • Không suy nghĩ hoặc cân nhắc trước khi nói điều gì, dẫn đến việc nói những câu chuyện không thận trọng hoặc không thích hợp trong các tình huống cụ thể.
  • Dễ bùng nổ và không kiềm chế được cảm xúc. Họ có thể tỏ ra giận dữ, thất vọng hoặc thái độ tức giận một cách thái quá và không thể kiềm chế cảm xúc này.
  • Do tính bộc trực và thái độ không kiềm chế, người bộc trực có thể gây mất hòa khí và xung đột trong các mối quan hệ.
Tham khảo:   9 thói quen giúp bạn bắt đầu ngày mới với năng lượng tích cực

Cách uốn nắn tính bộc trực của bản thân

Việc rèn luyện tính bộc trực của bản thân không phải là một quá trình dễ dàng và nhanh chóng. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi người phải có ý thức về vấn đề của mình và nỗ lực để cải thiện. Dưới đây là một số cách để giúp bạn khắc phục tính bộc trực của bản thân:

  • Tìm hiểu về lý do tại sao bạn có xu hướng bộc trực, có thể liên quan đến trải nghiệm trong cuộc, gia đình, v.v, nhờ đó bạn sẽ biết cách kiểm soát nó tốt hơn.
  • Học cách kiềm chế cảm xúc và không để cho cảm xúc khống chế hành vi.
  • Biết cách lắng nghe và đưa ra lời góp ý phù hợp với từng tình huống cụ thể.
  • Ý thức được hệ quả từ tính bộc trực gây ra cho mình và người khác, nhờ đó bạn sẽ có động lực để cố gắng và khắc phục bản thân.
  • Tập trung vào những khía cạnh tích cực trong giao tiếp với người khác. 
Làm thế nào để bộc trực nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thânLàm thế nào để bộc trực nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân
Làm thế nào để bộc trực nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân?

Làm việc với người bộc trực cần lưu ý gì?

Với nhà quản lý

Nhà quản lý là người lãnh đạo và hướng dẫn bạn trong các công việc. Do đó, nếu sếp của bạn là một người bộc trực, bạn sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi từ họ.

Tham khảo:   5 đặc điểm thường thấy ở những người phụ nữ hạnh phúc

Cấp trên của bạn luôn sẵn sàng góp ý để giúp bạn tốt hơn trong công việc, khen ngợi để truyền động lực để bạn tiếp tục cố gắng. Tuy nhiên, những nhận xét của sếp đôi khi khá nghiêm khắc dễ khiến bạn rơi vào trạng thái tự ái, bất mãn.

Do đó, bạn cần nên vào nhìn những khía tích cực của lời nhận xét, bởi tâm ý của sếp thường muốn bạn trở nên tốt hơn.

Với đồng nghiệp

Do người bộc trực thường có xu hướng nghĩ gì nói đấy, nên đôi khi khiến cho mối quan hệ của bạn và đồng nghiệp trở nên bất đồng xung đột. Đứng trước những tình huống mâu thuẫn như vậy, bạn cần giữ cho mình trạng thái điềm tĩnh để căng thẳng không tiếp tục leo thang.

Người bộc trực là một người có tính cách hiền lành và truyền năng lượng tích cực đến người khác. Do đó, khi ở cạnh họ bạn sẽ luôn cảm thấy tích cực, vui vẻ.

Với khách hàng

Người bộc trực có một yếu điểm là khó kiềm chế cảm xúc. Khi tiếp cận và làm việc với khách hàng, bạn cần hết sức khéo léo trong việc sử dụng từ ngữ, dẫn dắt và điều hướng câu chuyện. Khách hàng bộc trực có thể rất nhanh để thể hiện cảm xúc yêu thích, nhưng cũng rất dễ khiến họ trở nên cáu gắt.

Khi làm việc với một khách hàng có tính bộc trực việc bạn nhận được những lời chê bai hay cảm xúc khó chịu về sản phẩm/dịch vụ là điều khá thường gặp. Do đó, bạn cần điềm tĩnh, lắng nghe quan điểm của họ và giúp họ giải quyết vấn đề của mình.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về tính bộc trực của con người mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về tính cách bộc trực là gì, cũng như biết cách để cải thiện bản thân và làm việc hiệu quả với người bộc trực.

Tham khảo:   7 Cách Hiệu Quả Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Dân Văn Phòng

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo