31. Kỹ năng làm việc

Small Talk Là Gì? Cách Bắt Đầu Cuộc “Nói Chuyện Nhỏ” Không Gượng Gạo

 Bài viết hôm nay Masterskills sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về small talk là gì? Khi nào cần small talk? Làm thế nào để thực hiện một cuộc small talk hoàn chỉnh? Hãy dành thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Small talk là gì? 

Small talk được hiểu là cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, thân mật mà mọi người sử dụng khi nói chuyện với người khác. Những cuộc trò chuyện này thường xảy ra tại các sự kiện kết nối hoặc mạng xã hội. Mục tiêu của small talk là một cuộc nói chuyện nhẹ nhàng, mục đích là để thiết lập mối quan hệ với người mới, giúp bạn hiểu họ hơn về họ.

Mọi người sử dụng những small talk để dễ dàng bước vào những mối quan hệ xã hội mới lạ. Trò chuyện với một người bạn không biết có thể bị coi là đột ngột và thậm chí thô lỗ nếu bạn bắt đầu bằng những câu hỏi cá nhân cụ thể về công việc, trường học, gia đình hoặc các vấn đề khác. Theo khảo sát, những cuộc hợp tác thành công thường có xu hướng bắt đầu bằng những cuộc small talk. Nếu bạn thực hiện small talk thành công, người khác sẽ tập trung vào những phần thú vị trong cuộc trò chuyện của bạn thay vì small talk.

small-talksmall-talk
Small talk là gì

2. Khi nào thì small talk? 

Không có một quy định nào cụ thể về việc bắt đầu một small talk, bởi bạn có thể bắt đầu small talk bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà bạn cho là hợp lý. Đó có thể là lúc mọi người chờ đợi một điều gì đó, lúc này họ thường nói với nhau một vài câu xã giao đơn giản. 

Mọi người cũng thường nói chuyện một vài cầu khi đang ở trong phòng chờ khám bệnh, xếp hàng mua vé, v.v. Một số cuộc small talk có thể bắt đầu ở nơi công sở như trong thang máy, nhà ăn, thậm chí là ở phòng nghỉ. Do đó, nếu hỏi khi nào thì small talk thì câu trả lời chính là lúc bạn thấy hợp lý và muốn bắt đầu cuộc trò chuyện của mình với một ai đó. 

3. Cách thực hiện một cuộc small talk 

3.1. Hỏi những câu hỏi mở

Hầu hết mọi người thích nói về bản thân họ vì việc thảo luận về những điều chúng ta biết là đúng (thích, không thích và nguyện vọng) sẽ dễ dàng hơn so với những điều chúng ta biết rất ít. Nên sử dụng các câu hỏi dễ dàng, phù hợp với bối cảnh để mở tạo ra một cuộc trò chuyện thú vị, năng động và khuyến khích người đang nói chuyện với bạn cởi mở hơn.

3.2. Tập lắng nghe chủ động

Bạn có thể muốn bỏ qua những gì người khác đang nói nhưng bạn sẽ tạo ra những kết nối mạnh mẽ hơn nhiều nếu tập trung lắng nghe. Người nói chuyện cùng bạn sẽ thấy được bạn tích cực như thế nào trong cuộc trò chuyện của cả hai. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đặt những câu hỏi liên quan và ghi nhớ các chi tiết để nhắc đến lần sau nếu bạn nghe bằng cả hai tai.

Tham khảo:   Tham dự các bữa ăn bàn công việc thế nào cho “sang xịn mịn”?

3.3. Đừng dùng điện thoại khi đang small talk 

Chúng ta có xu hướng rút điện thoại ra khi cảm thấy không thoải mái hoặc khó xử trong các tình huống xã hội, đây chính là nguyên nhân phá hoại cuộc trò chuyện của bạn. Sẽ có rất ít người tiếp cận bạn nếu bạn đang lướt điện thoại mà không có nhã ý trò chuyện. Vì thế hãy mở đầu một cuộc small talk khi không có điện thoại trên tay. 

3. 4. Tỏ rõ sự nhiệt tình của bạn

Small talk có thể không phải lúc nào cũng là hoạt động thoải mái. Tuy nhiên, nếu bạn tham gia với thái độ đúng đắn, bạn thực sự có thể có được niềm vui. Hãy xem những cuộc trò chuyện này là cơ hội để tìm hiểu thêm về người khác. Bạn không bao giờ biết mình sẽ gặp ai hoặc họ sẽ chia sẻ điều gì, vì vậy hãy nắm bắt cơ hội đây bởi đây có thể là một cuộc thảo luận thú vị nếu bạn biết cách mở đầu ấn tượng.

4. Các chủ đề có thể nói trong một cuộc small talk 

Chuẩn bị sẵn những chủ đề small talk hay không chỉ giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện thú vị mà còn giúp giảm bớt phần nào nỗi lo lắng khi bước vào một môi trường xa lạ.

4.1 Chủ đề liên quan đến nơi bạn đang sống

Thảo luận về môi trường xung quanh bạn. Bạn đang ở trong một khách sạn hay khu hội nghị đẹp? Thị trấn có đáng chú ý không? Gần đây bạn có ghé thăm một điểm tham quan thú vị gần đó không? Tất cả những điều này đều là chủ đề giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện ngay lập tức, cho dù chủ đích cuộc trò chuyện bạn muốn hướng đến liên quan đến mình hay hỏi ý kiến ​​​​của người khác. Dù bằng cách nào, bạn cũng sẽ nhanh chóng tạo được kết nối mới thông qua các chủ đề liên quan đến nơi bạn đang sống. 

4.2 Chủ đề giải trí

Nếu bạn đang trong giờ làm việc hoặc tham gia một sự kiện sau giờ làm, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một vài sự kiện giải trí gần đây mà bạn yêu thích. Đó có thể là một chương trình trên Netflix mà cả hai đang theo dõi, bộ phim hay mà cả hai muốn xem, những cuốn sách bạn đang đọc, podcast bạn đang nghe, v.v.

Cách tốt nhất hãy giữ một danh sách các chương trình, sách và phim được đề xuất trên điện thoại của mình để có thể là chủ đề cho small talk bất cứ lúc nào.

4.3 Chủ đề hội họa

Nếu người đang nói chuyện với bạn thích nghệ thuật, hãy hỏi họ xem họ đã đến viện bảo tàng nào hoặc họ muốn ghé thăm viện bảo tàng nào. Để nâng cao cuộc trò chuyện, hãy hỏi về các triển lãm họ yêu thích, nghệ sĩ nào họ thần tượng và liệu họ có bất kỳ đề xuất nào về phòng triển lãm nào muốn đến hay không.

Bạn cũng có thể thảo luận về những thay đổi trong thế giới nghệ thuật. Có xu hướng mới nào đang phát triển mà họ quan tâm không ? Suy nghĩ của họ là gì?

Tham khảo:   Kỹ năng soạn thảo văn bản – những điều cần biết để trở nên chuyên nghiệp

Những chủ đề trò chuyện này cho phép người đó chia sẻ suy nghĩ của họ và giúp bạn hiểu rõ hơn về đối phương, từ đó thiết lập được điểm chung của cả hai. 

4.4 Chủ đề món ăn

Thức ăn là một trong những chủ đề small talk hay vì hầu hết mọi người đều thích ăn uống. Hỏi xem họ muốn giới thiệu nhà hàng nào và bạn nên gọi món nào khi đến đó. Nếu họ không thường xuyên đi ăn ngoài, hãy hỏi xem họ thích nấu món gì ở nhà. Mô tả một tình huống sắp xảy ra và lấy ý kiến ​​của họ về những gì bạn nên nấu hoặc nên mang theo khi đi làm hoặc đi picnic.

4.5 Sở thích cá nhân

Tìm hiểu sâu hơn về niềm đam mê của người khác là một trong những chủ đề thú vị của small talk, với chủ đề này họ sẽ nhiệt tình nói về những gì họ yêu thích và bạn sẽ có cơ hội kết nối với họ ở mức độ sâu hơn khi bạn hiểu về sở thích của đối phương.

Hỏi xem họ làm gì trong thời gian rảnh, những hoạt động nào họ tham gia ngoài giờ làm việc? Sở thích thời thơ ấu của họ so với bây giờ là gì? Họ có tham gia bất kỳ lớp học nào không và họ muốn làm điều gì trong thời gian tới?.

Nếu bạn có thiện cảm với người đó, đây có thể là cách tự nhiên để lên kế hoạch gặp lại nhau trong tương lai.

4.6 Chủ đề công việc

Công việc là một chủ đề small talk rất hay vì đại đa số mọi người đều có điều gì đó để nói về công việc của mình, cho dù đó là tích cực hay tiêu cực. Thay vì hỏi những câu hỏi chung chung như “Bạn làm việc ở đâu?” “Bạn làm việc ở đó bao lâu rồi?” và “Bạn có thích nó không?”, hãy sử dụng các câu hỏi small talk thú vị, bất ngờ hơn để cuộc trò chuyện của cả hai trở nên thú vị, hấp dẫn hơn. 

4.7 Thể thao

Một số người có thể nói về thể thao cả ngày bởi đó là điều họ thích. Những người khác thà nói về bất cứ điều gì nhưng với thể thao thì không. Vì vậy có một số quy tắc chung khi thảo luận về chủ đề này mà bạn cần phải biết, cụ thể:

  • Nếu bạn ở trong một nhóm có từ hai người trở lên, hãy đảm bảo rằng mọi người đều là người hâm mộ thể thao, điều này sẽ giúp tất cả mọi người có thể tham gia chủ đề trò chuyện của bạn.
  • Mặc dù chủ đề này rất sôi nổi rất thú vị nhưng một cuộc trò chuyện sôi nổi sẽ không giúp ích gì cho mục tiêu kết nối của bạn nếu bạn hoặc người kia bắt đầu nổi giận, hãy thay đổi chủ đề.

4.8 Thời tiết

Thời tiết không phải là cách bắt đầu cuộc trò chuyện hấp dẫn nhất nhưng với một chút sáng tạo, bạn có thể khơi dậy một số cuộc thảo luận hấp dẫn.

Tham khảo:   5 bí quyết phỏng vấn dành cho người hướng nội

Hỏi về kế hoạch của người khác dựa trên thời tiết hoặc thể thảo luận về kiểu khí hậu yêu thích của họ và lý do tại sao họ thích nó. Các nghi lễ truyền thống theo mùa cũng là chủ đề khởi đầu cuộc trò chuyện thú vị. Bạn hãy hỏi họ liên quan như: Họ sẽ làm điều gì đặc biệt vào những ngày nghỉ lễ trong năm? Có địa điểm nào họ đến thăm, chuyến đi nào họ muốn thực hiện hay những người nào họ muốn gặp trong dịp này?.

4.9 Du lịch

Không phải tất cả những người bạn nói chuyện cùng đều là những người có cơ hội được đi du lịch khắp thế giới, nhưng việc hỏi xem gần đây họ có đi du lịch đến nơi nào thú vị hay không có thể mở ra vô số small talk khác. Từ những chuyến đi cuối tuần cách đó không lâu, đến những kỳ nghỉ hè hoành tráng hay những chuyến đi trong kế hoạch sẽ là những chủ đề về du lịch thú vị mà bạn nên sử dụng.

Hãy đảm bảo rằng bạn có những câu hỏi khác xung quanh những gì họ dự định làm trong chuyến đi của mình để cuộc trò chuyện được cuốn hơn.

Lời kết

Qua bài viết trên của Masterskills chắc rằng bạn đã hiểu rõ hơn về small talk là gì? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể bắt đầu một cuộc small talk thú vị và hiểu rõ hơn về người trò chuyện cùng mình thông qua một chủ đề nào đó.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo