31. Kỹ năng làm việc

Dấu Hiệu Của Thiên Vị Nơi Công Sở: Làm Gì Khi Nơi Đi Làm Có Tình Trạng Này?

Thiên vị là gì? Thiên vị cá nhân nơi công sở được biểu hiện như thế nào? Có thể nói, đây là một thực trạng không hiếm để bắt gặp tại các môi trường làm việc. Sự thiên vị này có thể đến từ mối quan hệ, sự thân thiết của những người liên quan. Trong bài viết này, Masterskills sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết hơn về chủ đề này, cũng như cách để đối mặt khi bị sếp đối xử bất công.

Thiên vị là gì?

Thiên vị là gì? Thiên vị được hiểu là việc đối xử ưu ái hơn đối với một người nào đó trong một nhóm người. Hành động này có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, có thể trong gia đình, lớp học, hay môi trường làm việc. 

Sự thiên vị tại nơi làm việc có thể xảy ra ở nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như việc phân công không công bằng trong công việc, sự công nhận chênh lệch giữa những người có cùng đóng góp, v.v. Có thể nói, đây là nguyên nhân dẫn đến những xung đột, bất đồng trong môi trường làm việc và sự rời bỏ của những nhân sự tài năng. 

Dấu hiệu của thiên vị nơi công sở

Dấu hiệu sếp thiên vị là gì? Đâu là dấu hiệu nhận biết một môi trường làm việc có sự thiên vị, đối xử không công bằng giữa các thành viên trong nhóm.

Phân công công việc chênh lệch

Biểu hiện thường thấy đầu tiên của sự thiên vị trong môi trường công sở là việc phân chia công việc không công bằng giữa các thành viên trong nhóm. 

Chẳng hạn, hai bạn cùng level và vị trí công việc nhưng một bạn được phụ trách khối lượng ít hơn hẳn so với người còn lại. Hoặc cũng thể hiện ở việc một người được giao những nhiệm vụ quan trọng và một người được giao những nhiệm vụ nhỏ nhặt, không liên quan đến công việc, và chuyên môn của mình.

Dấu hiệu của thiên vị là gìDấu hiệu của thiên vị là gì
Dấu hiệu sự thiên vị trong công việc.

Đánh giá đầu ra công việc thiếu công bằng

Người quản lý đánh giá cao nỗ lực của nhân viên không có nhiều đóng góp cho sự thành công của dự án, trong khi những người khác có đóng góp chính lại không được công nhận nỗ lực một cách xứng đáng. 

Sự công nhận này không dựa vào các chỉ số đánh giá khách quan, rõ ràng mà dựa vào định kiến cá nhân hoặc mức độ quen biết.

Tham khảo:   Các Loại Môi Trường Làm Việc – Như Thế Nào Là Một Môi Trường Làm Việc Lý Tưởng?

Không công nhận nỗ lực của mọi nhân viên

Cũng giống như việc đánh giá thiếu công bằng về đầu ra công việc, sự thiên vị cũng xuất hiện ở khía cạnh công nhận nỗ lực của nhân viên.

Nhân viên không có nhiều đóng góp, năng suất làm việc thấp lại được thăng tiến, nâng lương trong khi những nhân viên tài năng, tận tụy trong công việc thì không được cân nhắc và quan tâm.

Bỏ qua lỗi sai cho nhân viên thân tín

Bắt lỗi nhỏ ở nhân viên khác trong khi bỏ qua lỗi, hoặc xem nhẹ lỗi của các nhân viên thân tín, đây là một biểu hiện rất dễ thấy ở một nhà quản lý có tính thiên vị giữa các nhân viên.

Người nhà tự động được nhận vị trí cao

Không quan tâm đến năng lực, chỉ cần là người nhà của sếp là được đảm nhận vị trí cao. Đây là một biểu hiện thiên vị thường thấy ở các công ty gia đình. Khi đó, những nhân viên có năng lực thật sự sẽ không có cơ hội để thăng tiến và công nhận đóng góp.

Tình trạng thiên vị rất hay gặp trong các công ty gia đình.

Cách xử lý tình trạng thiên vị là gì?

Làm việc trong một môi trường có sự thiên vị thường tác động tiêu cực đến những nhân viên thực lực. Vậy cần làm gì khi sếp thiên vị đồng nghiệp.

Giữ thái độ lịch sự dù là với người được thiên vị

Là một người lao động chuyên nghiệp khi cảm nhận thấy sếp có sự thiên vị với người khác, bạn vẫn nên giữ thái độ tôn trọng và lịch sự với nhà quản lý và người được sếp ưu ái hơn. 

Tiếp đó, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao sếp lại đối xử ưu ái hơn với nhân sự như vậy, liệu rằng có một lý do hợp lý nào đó mà bạn chưa biết.

Hơn nữa, việc bạn tỏ thái độ với sếp hay với đồng nghiệp chỉ làm cho bầu không khí làm việc trở nên căng thẳng hơn, và giảm độ uy tín của bạn trong mắt sếp, đồng nghiệp.

Không tỏ thái độ, nói xấu sếp

Dù bạn thấy sếp có vẻ thiên vị đồng nghiệp hơn mình thì cũng đừng vì thế mà tụ tập nói xấu sếp hoặc tỏ thái độ thiếu chuyên nghiệp. Việc đối đầu trực tiếp với sếp không mang lại cho bạn lợi ích gì mà khiến bạn trở thành một con người toxic, hoặc lọt vào back list của nhà quản lý.

Tham khảo:   Cân bằng giữa niềm đam mê và công việc

Trao đổi khéo léo với sếp

Một người khôn ngoan luôn biết cách ứng xử khéo léo trước những bất công mà họ nhận được thay vì đối đầu với sếp một cách trực tiếp. 

Khi trao đổi với nhà quản lý bạn cần khéo léo trong từng lời nói, đừng quá tập trung vào việc bạn đang bị đối xử bất công trong công việc. Thay vào đó, bạn có thể nhờ sếp đánh giá về công việc của mình rằng bạn đã và đang làm tốt ở điểm nào, và điểm nào cần phải cải thiện. Qua đây, nhà quản lý sẽ có góc nhìn thiện cảm hơn về một nhân viên tận tụy, luôn tìm cách nâng cấp bản thân.

Bên cạnh đó, qua sự đánh giá của nhà quản lý, bạn cũng có thể đánh giá sự công nhận của công ty với những nỗ lực của bạn đã phù hợp hay chưa.

xử lý tình trạng thiên vịxử lý tình trạng thiên vị
Bạn có thể trao đổi để đề cập vấn đề thiên vị quá rõ ràng.

Hoàn thành tốt công việc của mình

Thay vì tỏ thái độ với đồng nghiệp, nhà quản lý bạn hãy cố gắng khẳng định giá trị của bạn trong công việc. Những nỗ lực của bạn đến một ngày nào rồi cũng sẽ được công nhận đúng. 

Đừng để sự thiên vị ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bạn, hoặc làm thay đổi giá trị con người của bạn. 

Chờ đợi sự thay đổi

Đến một ngày nào đó, nỗ lực của bạn rồi cũng sẽ được công nhận. Trong khi đó, sự thiên vị và ưu ái sẽ mang đến những kết quả không bền vững trong tương lai.  Vì vậy hãy kiên nhẫn chờ đợi sự thay đổi từ nhà quản lý, sếp của bạn. Cùng lúc đó, hãy cố gắng nâng cấp bản thân và chứng minh năng lực thực sự của bạn.

Xem xét chuyển sang môi trường mới

Trong trường hợp bạn đã thử tất cả các phương pháp trên nhưng sếp và doanh nghiệp không có sự thay đổi, hay thậm chí sự thiên vị ngày càng thể hiện rõ nét, thì bạn nên cân nhắc đến việc tìm kiếm một môi trường mới.

Tham khảo:   Bạn Cảm Thấy Bị Cô Lập Nơi Công Sở? Đâu Là Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bạn xứng đáng với một nơi làm việc tốt hơn, nơi mà bạn được đối xử công bằng, những nỗ lực được công nhận một cách xứng đáng. Do đó, hãy mạnh dạn đưa ra quyết định thay đổi môi trường làm việc cho mình.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về sự thiên vị tại nơi làm việc mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về sự thiên vị là gì và những cách để chống lại sự thiên vị nơi công sở.

Nếu bạn còn có bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Masterskills và mọi người cùng biết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo