41. Thương Mại Điện Tử

6 xu hướng thương mại điện tử sẽ tạo đột phá

Năm 2021 Thương mại điện tử phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng, bao gồm cuộc khủng hoảng vận chuyển toàn cầu và tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, đây cũng là năm chứng kiến ​​sự vận động mạnh mẽ của các nhà bán lẻ trong việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn và đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Khi đại dịch bùng nổ trên toàn cầu, Thương mại điện tử đã trở thành con đường rõ ràng cho ngành bán lẻ. Nhưng, trong khi các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi hoạt động trên các nền tảng trực tuyến, nhiều người vẫn chưa rõ nên ưu tiên cho kênh Thương mại điện tử nào.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại xu hướng Thương mại điện tử để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nơi cần tập trung nỗ lực . Đặc biệt là khi, các chuyên gia đã nhận thấy sự gia tăng doanh số bán hàng trên thiết bị di động và sự thay đổi đối với mạng xã hội – sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch Thương mại điện tử của các thương hiệu.

Nhìn lại

Năm 2021 có một số xu hướng Thương mại điện tử thú vị, một số khác được mong đợi, trong khi có những xu hướng khác khiến chúng ta ngạc nhiên:

Doanh số bán hàng trên thiết bị di động tăng lên nhanh chóng

Doanh số bán hàng trên thiết bị di động tăng lên nhanh chóng

Doanh số bán hàng trên thiết bị di động tiếp tục tăng

Doanh số bán hàng trên thiết bị di động đang tăng đều đặn, đạt mức cao nhất mọi thời đại vào :

Trong những năm từ 2016 trở về trước, không quá khó để gặp phải các website không phản hồi trên thiết bị di động. Bởi, rất nhiều thương hiệu chỉ với phiên bản website thân thiện với máy tính để bàn đã thu về đủ doanh số. Nhưng chúng ta đã bước sang và người tiêu dùng ưu tiên sự tiện lợi hơn nữa. Đồng thời, mua sắm trên thiết bị di động giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng khi đang di chuyển và sức hấp dẫn của nó đã được minh chứng rõ ràng qua các con số.

Để bắt kịp xu hướng, hầu hết các nhà bán lẻ đang đảm bảo các cửa hàng và kênh của mình thân thiện với thiết bị di động. Tuy nhiên, khi doanh số trên thiết bị di động tăng lên, câu hỏi đặt ra là: liệu có phương án tiếp thị trên thiết bị di động nào tối ưu hơn nữa không? Có bước nào mà thương hiệu có thể ứng dụng để giúp người dùng mua sắm dễ dàng hơn trên thiết bị di động hơn?

Mạng xã hội và live shopping đang ngày càng thu hút

Hơn 200 người dùng Instagram truy cập trang của thương hiệu mỗi ngày và 58% người dùng của nền tảng này quan tâm đến sản phẩm sau khi nhìn thấy chúng trên Instagram Stories. Vì vậy, người tiêu dùng không chỉ sử dụng mạng xã hội để giữ liên lạc với bạn bè của họ mà còn đang mua sắm rất nhiều trên đó.

Không có gì ngạc nhiên khi những gã khổng lồ như Facebook và Instagram và WhatsApp đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng bán hàng trên mạng xã hội. Trong những năm qua, các nền tảng truyền thông xã hội do Meta sở hữu đã đầu tư để cung cấp nhiều tùy chọn sáng tạo hơn như WhatsApp Business và Facebook Marketplace.

Tham khảo:   Livestream thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử

Gần đây hơn, các tính năng Livestream của FB và Instagram cho phép các thương hiệu liên kết trực tiếp đến các sản phẩm mà họ đang nói đến. Vì vậy, sẽ là rất thiếu sót nếu các thương hiệu bỏ qua kênh bán hàng quan trọng này .

Người tiêu dùng ý thức rõ hơn về các vấn đề môi trường

Người tiêu dùng ý thức rõ hơn về các vấn đề môi trường

Người tiêu dùng tập trung vào tính bền vững của sản phẩm

Khi người tiêu dùng ý thức rõ hơn về các vấn đề môi trường, họ đang buộc các thương hiệu phải tiếp cận những tiêu chuẩn cao hơn về trách nhiệm với môi trường sống xung quanh. Statista đã thực hiện một cuộc khảo sát và nhận thấy, 45% người được hỏi đang tìm kiếm các thương hiệu chú trọng đến các sản phẩm bền vững hoặc có trách nhiệm với môi trường.

Do vậy, để đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng, chúng ta có thể mong đợi các thương hiệu sẽ trở nên có ý thức hơn về môi trường vào và các thương hiệu đứng ngoài cuộc chơi hoàn toàn có thể bị tẩy chay.

Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng là điều tối quan trọng

Đại dịch đã làm gián đoạn các hoạt động của chuỗi cung ứng theo những cách chưa từng có. Rất nhiều thương hiệu vẫn đang bị thách thức trong việc vận chuyển toàn cầu, tình trạng thiếu nguồn cung (khiến Apple phải tạm dừng sản xuất iPhone) và lạm phát.

Những vấn đề này đã khuyến khích các thương hiệu ưu tiên khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và áp dụng các chiến lược chuỗi cung ứng linh hoạt hơn.

Giải pháp cho tương lai

Trong , các doanh nghiệp Thương mại điện tử đã áp dụng các chiến lược mới để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Bước sang , chúng ta có thể mong đợi và chứng kiến nhiều hơn vai trò của:

Tăng khả năng hiển thị của thương hiệu trên các nền tảng mà đối tượng mục tiêu thường xuyên hiện diện

Tăng khả năng hiển thị của thương hiệu trên các nền tảng mà đối tượng mục tiêu thường xuyên hiện diện

Omnichannel

Lĩnh vực Thương mại điện tử bán lẻ ngày càng cạnh tranh, vì vậy nếu khách hàng tiềm năng không thể tìm thấy bạn, họ hoàn toàn có thể lựa chọn các đối thủ cạnh tranh. Chính vì lẽ đó, đừng khiến họ phải đi săn lùng bạn. Hãy tăng khả năng hiển thị của thương hiệu trên các nền tảng mà đối tượng mục tiêu thường xuyên hiện diện.

Chỉ dựa vào tìm kiếm của Google hay mạng xã hội là không đủ. Nên kết hợp cả hai vì người tiêu dùng thường có xu hướng tương tác với các thương hiệu trên nhiều nền tảng khác nhau. Hơn nữa, theo nghiên cứu của Sprout Social, gần 85% khách hàng sẽ không mua hàng cho đến khi nhìn thấy một sản phẩm nhiều lần. Vì vậy, sự hiện diện trên đa kênh là rất quan trọng để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

AI thực sự đã mang lại những thay đổi mang tính cách mạng cho lĩnh vực Thương mại điện tử. Trí tuệ nhân tạo đã giúp các thương hiệu Thương mại điện tử cải tiến dịch vụ khách hàng của họ một cách hợp lý và mang lại nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa hơn cho các Thượng đế.

Đề xuất sản phẩm

Cuộc khảo sát của Invesp về các đề xuất sản phẩm cho thấy: 49% khách hàng đã mua một sản phẩm được đề xuất được cá nhân hóa – dù họ hoàn toàn không có ý định mua trước đó. Do vậy, với việc triển khai các đề xuất mua hàng lặp đi lặp lại, theo những cách cá nhân hóa trải nghiệm cần đặc biệt được chú trọng.

Chatbots đã trở thành xu hướng chủ đạo, với hơn 2/3 khách hàng đã sử dụng trong năm

Chatbots đã trở thành xu hướng chủ đạo, với hơn 2/3 khách hàng đã sử dụng trong năm

Chatbots

Chatbots đã trở thành xu hướng chủ đạo, với hơn 2/3 khách hàng đã sử dụng trong năm . Chatbot hiệu quả nhờ khả năng cung cấp cho khách hàng dịch vụ hỗ trợ ở trên mức “tự phục vụ” mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người.

Tham khảo:   Xu hướng kinh doanh hội thoại đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

Vì vậy, nếu chưa sử dụng chatbots, bạn có thể lưu ý xem xét tích hợp để cải thiện chiến lược dịch vụ khách hàng . Chatbots cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 mà không tốn kém chi phí thuê nhân sự 24/24. Đồng thời, thương hiệu hoàn toàn có thể tạo các kịch bản để quản lý các yêu cầu hỗ trợ phổ biến và tích hợp chức năng trò chuyện trực tiếp để cho phép các nhân viên hỗ trợ tiếp nhận khi cần thiết.

Siêu cá nhân hóa

Sau khi được điều hướng thông qua Google Tìm kiếm, Minh “di chuyển” đến cửa hàng Thương mại điện tử và tìm kiếm một chiếc điện thoại thông minh. Anh ấy chọn được một sản phẩm ưng ý và tiến hành thêm nó vào giỏ hàng. Bây giờ, AI của cửa hàng bắt đầu hoạt động và đề xuất cho anh ấy một máy sấy tóc, nhưng Minh hoàn toàn không quan tâm, vì vậy anh ấy chỉ tiếp tục mua điện thoại thông minh.

Nếu AI đưa ra đề xuất ốp điện thoại thông minh hoặc miếng bảo vệ màn hình, giá trị đơn đặt hàng của Minh có thể đã cao hơn. Và đó là lý do tại sao siêu cá nhân hóa rất quan trọng đối với tiếp thị hiện đại.

Với tính năng siêu cá nhân hóa, các cửa hàng Thương mại điện tử có thể thúc đẩy việc khách hàng tiếp tục mua bằng cách điều hướng họ theo những cách có chiến lược. Đồng thời, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bán thêm hoặc bán chéo để tăng doanh thu, đồng thời, cung cấp giá trị cho khách hàng, gia tăng lòng trung thành của họ.

Thực tế ảo tăng cường và thực tế ảo (AR/ VR)

Thực tế ảo tăng cường và thực tế ảo (AR/ VR)

Thực tế ảo tăng cường và thực tế ảo (AR/ VR)

Trong khi bán lẻ trên các trang Thương mại điện tử chiếm ưu thế vì sự thuận tiện của người tiêu dùng, lợi thế của cửa hàng truyền thống nằm ở khả năng “nhìn tận mắt – sờ tận tay sản phẩm”. Người mua có thể nhìn và cảm nhận các sản phẩm thực tế trước khi quyết định xuống tiền, giúp họ tin tưởng hơn vào lựa chọn của mình.

Và trong khi AR/ VR dường như là một khái niệm tương lai, nhiều thương hiệu đã chọn nó trong đại dịch để lấp đầy khoảng trống này. Với AR/ VR, người tiêu dùng có thể “nhìn tận mắt” và xem các sản phẩm từ nhiều góc độ , tạo cảm hứng để họ tự tin hơn khi mua hàng.

Năm 2021 không có bất kỳ thay đổi cơ bản nào đối với các nguyên tắc tiếp thị: đầu tư sáng tạo trải nghiệm khách hàng sẽ giúp họ tìm thấy và nhớ tới bạn cũng như tối ưu hóa hoạt động chuỗi cung ứng.

Tham khảo:   Doanh nghiệp nhỏ, giải bài toán mở rộng tập khách hàng thế nào?

Bước vào , một số bài học kinh nghiệm quan trọng cần lưu ý:

  • Gặp gỡ khách hàng ở những địa điểm yêu thích của họ. Đối tượng mục tiêu có thích xem trên TikTok không? Hay họ thích mua sắm trên Instagram? Tìm hiểu xem khách hàng thường xuyên hiện diện trên những nền tảng nào và sáng tạo trong việc đưa ra các giải pháp để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ. Ví dụ: nếu đối tượng mục tiêu chủ yếu sử dụng TikTok, việc kết hợp với một KOL có thể giúp bạn nâng cao nhận thức về thương hiệu.
  • Đừng chỉ cá nhân hóa; hãy siêu cá nhân hóa. Phân khúc đối tượng, sau đó chia nhỏ hơn các nhóm đối tượng của bạn. Một trong những lợi thế của dữ liệu lớn là thương hiệu không bị giới hạn ở các danh mục phân khúc cơ bản như độ tuổi hoặc vị trí. Giờ đây, bạn có thể tìm hiểu sở thích của khách hàng, nguyên nhân xã hội nào ảnh hưởng đến họ, cách mua hàng của họ, v.v.
  • Chủ động với kế hoạch logistics cho tương lai. Mặc dù sự gián đoạn chuỗi cung ứng là không thể tránh khỏi, nhưng các nhà bán lẻ có thể kiểm soát cách mình đối mặt với sự kiện này. Kiểm tra các nỗ lực hoàn thành và xác định các khu vực cần cải thiện, cho dù phải tận dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho, phân phối hàng tồn kho hay thuê ngoài dịch vụ logistics.
  • Tăng cường vai trò của quảng cáo và hiệu quả của các chiến lược tiếp thị. Quảng cáo số phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm qua, nhưng vẫn rất quan trọng đối với chiến lược Thương mại điện tử của thương hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể cần phải đánh giá lại cách theo dõi hiệu suất chi tiêu quảng cáo hoặc tăng nỗ lực quảng cáo địa phương của mình, v.v.

Hy vọng những chia sẻ quan trọng, kỹ lưỡng ở trên sẽ giúp thương hiệu có được cái nhìn tổng quan nhất về kịch bản cần chuẩn bị cho một năm mới bùng nổ!

Theo Jake Rheude

Bài liên quan:

  • Tích hợp Mobile Marketing trong chiến lược marketing đa kênh
  • Chatbots giúp thương hiệu bỏ xa đối thủ đến đâu?
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo