41. Thương Mại Điện Tử

Tháp nhu cầu Maslow có thể ứng dụng lĩnh vực nào của cuộc sống?

Là con người, ai cũng có mong muốn được nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Bạn có thắc mắc tại sao con người lại có nhiều nhu cầu như vậy hay không? – Đó là cách mà tháp nhu cầu Maslow đã vận hành. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì? Ví dụ 5 Cấp độ phân tầng phổ biến của tháp nhu cầu Maslow? Những lĩnh vực nào có thể áp dụng tháp nhu cầu Maslow này? 

Tháp nhu cầu Maslow là gì? 

Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) là một trong những mô hình lý thuyết tâm lý nổi tiếng nhất của nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow. Lý thuyết tâm lý giải thích về điều gì thúc đẩy động lực của con người và được đăng trong bài báo vào năm 1943, có tựa là “Lý thuyết về Động lực của Con người”.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tương ứng với 5 hệ thống phân cấp sẽ là 5 cấp độ nhu cầu của con người như: sinh lý, an toàn, xã hội, lòng tự trọng và sự thể hiện bản thân.

Ở mỗi cấp bậc khác nhau sẽ là những nhu cầu cụ thể cho phép một cá nhân cảm thấy thỏa mãn nhất định và chỉ khi nhu cầu cấp thấp hơn được thoả mãn thì con người mới có những nhu cầu khác ở cấp bậc cao hơn. Ngược lại, nếu không hoàn thành nhu cầu ở cấp bậc thấp hơn, con người sẽ không thể tiến bộ vì họ sẽ thiếu động lực hoàn thành. Do đó, có thể dễ dàng thấy mô hình tháp nhu cầu Maslow thường được mô tả dưới dạng kim tự tháp.

Một số ví dụ về tháp nhu cầu Maslow: 

  • Các doanh nghiệp bán hàng thực phẩm, nước uống sẽ hướng đến nhu cầu về sinh lý của con người (cấp 1) 
  • Các giáo sư, tiến sĩ ở các trường đại học sẽ hướng đến nhu cầu được thể hiện mình (cấp 5)

5 Cấp độ phân tầng của tháp nhu cầu Maslow

Với mô hình kim tự tháp trong tháp nhu cầu Maslow, thông thường con người sẽ đi từ đáy tháp lên tới đỉnh tháp và điều đó cũng thể hiện rằng con người luôn có xu hướng phát triển, mong muốn đạt được một nhu cầu khác ở cấp độ cao hơn. Do đó, dưới đây sẽ là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về 5 cấp độ trong hệ thống phân cấp tháp nhu cầu Maslow:

Nhu cầu sinh lý 

Nhu cầu sinh lý thuộc hệ thống phân tầng thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow. Đây chính là loại nhu cầu cơ bản nhất, liên quan đến sự tồn tại và duy trì sự sống của con người. Cụ thể, nhu cầu sinh lý sẽ bao gồm: 

  • Nhu cầu sử dụng không khí
  • Nhu cầu sử dụng thức ăn và nước uống 
  • Nhu cầu về nơi ở và quần áo
  • …..

Nhìn chung, nhu cầu sinh lý được cho là quan trọng nhất, bởi con người không thể nào có đầy đủ trí tuệ và sức khỏe để thực hiện các nhu cầu khác nếu nhu cầu này không được đáp ứng, điều này cũng có nghĩa rằng các nhu cầu khác sẽ trở nên vô nghĩa cho đến khi nhu cầu này được thoả mãn hoàn toàn.

Nhu cầu an toàn

Khi nhu cầu cơ bản nhất đã được thoả mãn, nhu cầu về sự an toàn sẽ lại tiếp tục được quan tâm và ưu tiên hơn, vì đa phần khi con người đã đạt được 1 cái gì đó, họ lại có mong muốn cao hơn.

  • Bạn sẽ có nhu cầu an toàn về không gian sống, nơi làm việc 
  • Bạn sẽ có nhu cầu về an toàn sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bạn sẽ có nhu cầu được bảo vệ về thể xác và tài sản cá nhân
  • …….
Tham khảo:   Tăng gấp rưỡi doanh thu chỉ với vài thay đổi nhỏ

Khi ở cấp bậc nhu cầu này, chắc hẳn bạn đã một phần nào đó ổn định về kinh tế. Vì chỉ khi bạn ổn định về kinh tế, ổn định về việc làm thì bạn mới có nhiều khả năng hơn để chuyển lên các cấp độ nhu cầu cao hơn. Điều này cũng có thể được giải thích vì sao: khi con người có điều kiện về kinh tế hơn, họ sẽ lựa chọn một nơi ở sạch sẽ và an ninh; họ sẽ chọn sử dụng thực phẩm ở các quán ăn chất lượng hơn thay vì ăn ở vỉa hè; họ sẽ lựa chọn cơ sở y tế khang trang với thiết bị công nghệ tiên tiến và đội ngũ bác sĩ uy tín;… 

Nhu cầu xã hội 

Sau khi 2 cấp bậc phân tầng trong tháp nhu cầu Maslow đã được thoả mãn, con người có xu hướng mong muốn được “kết nối” xã hội nhiều hơn. Đây là nhu cầu liên quan đến việc xây dựng các mối quan hệ cá nhân, hoà nhập cộng đồng, gia đình, bạn bè,…

“Kết nối” xã hội trong tháp nhu cầu Maslow

“Kết nối” xã hội trong tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu được quý trọng

Ở cấp độ nhu cầu này, việc giành được sự tôn trọng và đánh giá cao từ người khác lại càng trở nên quan trọng hơn, mọi người dần cảm thấy họ được đánh giá cao và đang làm điều có ích cho thế giới. Chính vì vậy, họ bắt đầu có mong muốn được chinh phục, được công nhận một thành tựu hoặc một nỗ lực nào đó. Ngoài ra, nhu cầu được quý trọng còn bao gồm những thứ như lòng tự trọng, danh tiếng, thương hiệu hoặc giá trị cá nhân.

Ví dụ, tại nơi làm việc, bạn cảm thấy rằng mình đang phát triển rất tốt và bạn được những người xung quanh công nhận kết quả đó cũng như có những phản hồi tích cực. Điều đó sẽ càng giúp bạn có thêm nhiều động lực làm việc, tin vào khả năng của mình hơn nữa và cơ hội thành công của bạn sẽ nhanh hơn. Ngược lại, nếu không nhận được sự tôn trọng từ phía người khác, bạn sẽ có cảm giác thấp kém, tự ti, ù lì và việc đó rất có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bản thân.

Nhu cầu được thể hiện bản thân 

Cấp độ phân tầng trong tháp nhu cầu Maslow

Cấp độ phân tầng trong tháp nhu cầu Maslow

Cấp độ cuối cùng và cũng là cấp độ cao nhất trong hệ thống phân cấp tháp nhu cầu Maslow – tự thể hiện bản thân. Đề cập đến việc hoàn thiện bản thân, tìm kiếm và phát huy tiềm năng bên trong; được sống và làm việc theo sở thích; đặc biệt là cảm giác cống hiến một điều gì đó cho cộng đồng. 

Tháp nhu cầu của Maslow mô tả mức độ này là “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu” và trở thành người giỏi nhất mà họ có thể làm.

Những lĩnh vực có thể ứng dụng tháp nhu cầu Maslow?

Hiểu rõ về tháp nhu cầu Maslow, bạn có thể nắm bắt được xu hướng nhu cầu cơ bản của một con người. Từ đó, có thể ứng dụng vào một số lĩnh vực như:

Tham khảo:   So sánh 3 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất: B2B, B2C, C2C

Tháp nhu cầu Maslow có thể ứng dụng trong kinh doanh 

*Trong bán hàng 

  • Nhu cầu sinh lý: các sản phẩm thường được bán ở cấp độ này là thực phẩm, nước uống, quần áo, thuốc men, nhà ở,…
  • Nhu cầu an toàn: các sản phẩm ở cấp độ nhu cầu này sẽ có sự khác biệt về giá cả hơn so với cấp độ nhu cầu sinh lý, bởi hầu hết các nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp sẽ chú ý đến chất lượng, trải nghiệm, an ninh và tiện ích.
  • Nhu cầu xã hội: nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp sẽ tận dụng nhu cầu này vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, xây dựng trải nghiệm và kết nối với khách hàng,..
  • Nhu cầu được quý trọng: với cấp độ nhu cầu này, bạn cần đào tạo nhân sự của mình về tác phong, cử chỉ, thái độ khi tư vấn hoặc giao tiếp với khách hàng.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: trong quá trình tư vấn hay bán hàng, bạn hãy cho khách hàng thời gian suy nghĩ và nói lên những gì họ cần, họ mong muốn.

Xem chi tiết: Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong kinh doanh

*Trong quản trị nhân sự

  • Nhu cầu sinh lý: doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mức lương mà bạn dành cho các nhân sự của mình là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu thiết yếu, giúp họ có thể chi trả cho cuộc sống. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo về phúc lợi, chế độ làm việc phù hợp,.. từ đó các nhân viên của bạn sẽ hoàn toàn có đầy đủ trí tuệ và sức khoẻ để cống hiến hết mình cho doanh nghiệp của bạn đấy.
  • Nhu cầu an toàn: hãy đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp những chính sách về quyền lợi lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… cho các nhân viên của mình.
  • Nhu cầu xã hội: sự kết nối cảm xúc giữa bạn và các thành viên là vô cùng quan trọng. Vì vậy, ngoài thời gian làm việc ra, bạn có thể tổ chức các buổi meeting, team building cho các thành viên của mình. Ngoài nâng cao sự kết nối, mối quan hệ mà còn giúp cho tinh thần của các thành viên được sảng khoái và vui vẻ hơn.
  • Nhu cầu được quý trọng: thường xuyên công nhận, lắng nghe và khích lệ tinh thần các thành viên, vì điều đó sẽ giúp các thành viên có thêm năng lượng tích cực và tự tin phát triển cá nhân một cách tốt nhất.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: tin tưởng, tìm kiếm và khai thác thế mạnh của các thành viên, cho họ cơ hội được nói lên ý kiến cá nhân, thể hiện mình. Điều đó sẽ thúc đẩy họ làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp của bạn đấy.

Xem chi tiết: Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

*Trong việc phát triển doanh nghiệp 

Thông thường, nếu tỷ lệ doanh nghiệp tương tác với các thành viên của mình quá thấp, xu hướng nghỉ việc sẽ cao hơn cũng như tinh thần làm việc giảm hiệu quả làm việc đáng kể. Bằng cách đầu tư vào hạnh phúc chung của nhân viên với các nhu cầu trong hệ thống tháp nhu cầu Maslow, doanh nghiệp có thể nâng cao sự hài lòng, thúc đẩy sự gắn kết, tác động đến động lực và điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả làm việc.

Ngoài ra, việc tôn trọng và thúc đẩy cá nhân phát triển sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều và tìm ra những hướng đi mới hơn trong kinh doanh phát triển doanh nghiệp. 

Tham khảo:   Vì sao doanh nghiệp cần Online thường xuyên?

Tháp nhu cầu Maslow có thể ứng dụng trong marketing 

Những nhu cầu luôn luôn thay đổi và ngày một nhiều hơn của khách hàng là điều mà các marketer không thể nào đoán trước được. Do đó, với lý thuyết tháp nhu cầu Maslow, bạn chỉ biết trước được một số nhu cầu cơ bản nhất định và dự đoán xu hướng mua sắm, insight khách hàng, đưa ra các chiến lược tiếp thị khác nhau ở các phân khúc khách hàng tương ứng với từng cấp độ trong tháp nhu cầu Maslow,…

Xem chi tiết: Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow có thể ứng dụng trong giáo dục

  • Nhu cầu sinh lý: cho phép học sinh được giải quyết các nhu cầu cá nhân; cung cấp thời gian nghỉ ngơi, ánh sáng đầy đủ và chế độ học tập hợp lý cho các học sinh;… 
  • Nhu cầu an toàn: giám sát chặt chẽ môi trường và kiến thức giảng dạy cho các học sinh, đảm bảo môi trường lành mạnh, kiến thức phù hợp với từng cấp học,..
  • Nhu cầu xã hội: khuyến khích các học sinh tham gia xây dựng, gắn kết đội nhóm; thiết lập các quy tắc về lòng tự trọng;…
  • Nhu cầu được quý trọng: công nhận và khích lệ những nỗ lực và thành tích của các học sinh; tạo cơ hội chia sẻ và phản hồi với các thành viên trong lớp học;..
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: khuyến khích và hỗ trợ các học sinh tự khám phá, trải nghiệm bản thân; chủ động tạo không gian giúp học sinh nói lên suy nghĩ cá nhân;…

Vậy là bạn đã hiểu rõ hơn về tháp nhu cầu Maslow và cách vận hành của nó. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào cuộc sống sẽ giúp bạn trở thành một người tinh tế và thấu hiểu hơn, bạn dễ dàng kết nối với tất cả mọi người và bạn sẽ thấy rằng cuộc sống đang tốt đẹp hơn nhiều đúng không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết đến đây nhé.

Xem thêm: Áp dụng lý thuyết về nhu cầu trong dịch vụ khách hàng

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo