01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý bảo trì toàn diện - TPM

Phương pháp TPM giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và an toàn lao động

Lợi ích từ phương pháp duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể

Theo Viện Năng suất Việt Nam, phương pháp Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM – Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới.

Theo phương pháp này, công nhân vận hành phải đảm nhiệm cả công việc bảo dưỡng hàng ngày trong khi bộ phận bảo dưỡng chuyên trách sẽ quản lý và đảm nhiệm các công tác bảo dưỡng quan trọng định kỳ. Khái niệm và phương pháp TPM được Viện Bảo dưỡng Nhà máy Nhật Bản (JIPM) giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1971. Bắt đầu từ những năm 1980, TPM bắt đầu được phổ biến rộng ra bên ngoài Nhật Bản nhờ cuốn sách “Giới thiệu về TPM và Chươn trình phát triển TPM” của tác giả Seiichi Nakajima – một chuyên gia đến từ của JIPM.

Có thể hiểu, TPM là việc bảo trì hiệu quả với sự tham gia của tất cả mọi người – một dạng kết hợp của bảo trì hiệu quả (PM) và một phần Quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Nhiều tổ chức hiểu sai về TPM khi cho rằng chỉ công nhân trong xưởng cần tham gia. Thực ra, để có hiệu quả, TPM cần phải được thực hiện có hiệu lực trên cơ sở toàn bộ tổ chức. Việc thực hiện TPM là nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo dưỡng được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động. Với TPM, mọi người cùng hợp lực và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất.

TPM hướng nhiều vào phần cứng của hệ thống sản xuất trong một tổ chức, nên các đối tượng thích hợp nhất là các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, trong đó phần máy móc thiết bị tham gia đóng góp lớn cho việc tạo ra sản phẩm cũng như đóng vai trò quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm đó.

Có thể nói, TPM là phương pháp quản lý hướng tới sự đổi mới trong hoạt động bảo dưỡng với sự tham gia của mọi người trong doanh nghiệp. TPM bảo đảm hiệu quả thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và môi trường làm việc an toàn. TPM là một chương trình, hoạt động với tầm nhìn chiến lược dài hạn và liên tục, đòi hỏi sự nỗ lực trong vài năm của doanh nghiệp để thực hiện thành công và duy trì bền vững.

Theo các chuyên gia về năng suất chất lượng, có thể dễ dàng nhận thấy hàng loạt lợi ích đối với doanh nghiệp khi áp dụng phương pháp TPM như: Nâng cao năng suất và Chỉ số hiệu suất thiết bị toàn bộ (OEE); Giảm thiểu chi phí sản xuất sinh ra do máy hỏng, máy dừng; Nâng cao khả năng đáp ứng tiến độ trong sản xuất; Không để xảy ra tai nạn; Khuyến khích các sáng kiến cải tiến của người lao động; Chia sẻ kinh nghiệm; Cải thiện môi trường làm việc…

Hiệu ứng tích cực và triển vọng áp dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, trong quá trình triển khai Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm ” của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn áp dụng phương pháp TPM và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tham khảo:   Doanh nghiệp rệu rã khi không biết áp dụng PDCA

Trong -, Bộ Công Thương đã hỗ trợ cho 24 doanh nghiệp điển hình áp dụng công cụ TPM. Các hoạt động chính đã được triển khai tại 24 doanh nghiệp điển hình bao gồm hoạt động hướng dẫn về các trụ cột AM, PM, FI, HSE, E&T…; xây dựng và duy trì được các quy trình quản lý, bảo dưỡng thiết bị; đào tạo nội bộ hướng tới mục tiêu không phế phẩm, không sự cố dừng máy, không hao hụt và không tai nạn. Trong giai đoạn -, Bộ Công Thương đã tổ chức chương trình hỗ trợ tư vấn cho các nhà máy, công ty sản xuất về TPM thông qua nhiệm vụ “Xây dựng và áp dụng bộ công cụ và phần mềm hỗ trợ TPM cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp” nhằm mục đích tiếp tục phổ biến, nhân rộng những lợi ích mà TPM mang lại cho doanh nghiệp. Trong đó, thời gian qua, có thể kể đến hàng loạt điển hình áp dụng công cụ TPM như: Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường (TCI); Công ty TNHH MTV Động Cơ và Máy Nông Nghiệp Miền Nam (SVEAM); Trung tâm thiết bị ngân hàng Tân Huy Hoàng; Công ty cổ phần (CTCP) Sơn Hải Phòng; Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh; Công ty Cường Vinh…

Có thể dễ dàng nhận thấy hàng loạt lợi ích đối với doanh nghiệp khi áp dụng TPM như: Nâng cao năng suất và Chỉ số hiệu suất thiết bị toàn bộ (OEE); Giảm thiểu chi phí sản xuất sinh ra do máy hỏng, máy dừng; Nâng cao khả năng đáp ứng tiến độ trong sản xuất; Không để xảy ra tai nạn; Khuyến khích các sáng kiến cải tiến của người lao động; Chia sẻ kinh nghiệm; Cải thiện môi trường làm việc…

Theo đó, chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng TPM theo Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” của Bộ Công Thương, Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường (TCI) đã bước đầu đạt hiệu quả. Theo đó, để nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất, TCI đã hưởng ứng tham gia chương trình áp dụng TPM vào sản xuất của Bộ Công Thương từ tháng 8/ và bắt đầu triển khai từ tháng 10 đến tháng 12/. Chỉ trong một thời gian ngắn, TCI đã nhanh chóng tạo lập nền tảng cho 3 trụ cột triển khai với phạm vi áp dụng tại máy phay CNC 1-2, máy tiện CNC 2 thuộc phòng sản xuất số 1. Ngoài ra, Công ty đã thu được lợi ích về quản lý trực quan, tác phong nề nếp nhân viên, quản lý sản xuất và hiệu quả về mặt năng suất thiết bị.

Cụ thể, về tác phong, nề nếp, các hoạt động và kết quả TPM được cập nhật hàng tuần vào nhóm làm việc chung trên mạng xã hội Zalo. Người vận hành đã được phân công trách nhiệm rõ ràng các công việc và phạm vi hoạt động nên đã có nỗ lực trong việc tự chăm sóc bảo dưỡng thiết bị (Trụ cột AM) và duy trì tần suất kiểm tra thiết bị hàng ngày. Trong thời gian triển khai dự án TPM, Công ty đã khởi động 1 đề tài cải tiến có sự tham gia của trưởng phòng sản xuất 1, quản lý bộ phận bảo dưỡng thiết bị sản xuất 1, tổ trưởng sản xuất, nhóm trưởng CNC và nhân viên bảo dưỡng. Về quản lý sản xuất, TCI đã đào tạo và hướng dẫn các công việc kiểm tra, vận hành thiết bị cho người vận hành thiết bị (2 người phụ trách 2 máy thí điểm) theo trụ cột AM nên máy móc đã được chăm sóc và bảo dưỡng tốt hơn, sạch sẽ hơn. Các giải pháp lâu dài đã được áp dụng thay cho các giải pháp tạm thời trước đây như dùng dây thừng để bó tạm các đường ống, dùng giẻ để xử lý các vị trí rò rỉ nước, rò rỉ khí… Về hiệu quả năng suất, TCI đã iảm được thời gian chuyển đổi sản phẩm thông qua các cải tiến (giảm thời gian rà gá từ 21 phút xuống 15 phút) giúp nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị OEE của máy phay CNC từ 38% (tháng 11) lên 50% (tháng 12) và OEE máy tiện CNC từ 73% (tháng 11) lên 76% (tháng 12). Về hiệu quả an toàn, việc hoạch định lại các công dụng cụ cũng như tiêu chuẩn hóa các thao tác nên mặt bằng hợp lý và rộng rãi hơn, qua đó giúp công nhân di chuyển ít hơn từ đó tăng tính an toàn cho công nhân khi tham gia tác nghiệp…

Tham khảo:   Người đặt nền móng cho TWI

Nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH MTV Động Cơ và Máy Nông Nghiệp Miền Nam (SVEAM) – doanh nghiệp chuyên sản xuất máy móc, thiết bị hàng đầu trong lĩnh vực nông ngư cơ tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á cũng đã áp dụng TPM vào sản suất. Theo đó, trong khuôn khổ chương trình: “Hỗ trợ áp dụng thí điểm công cụ TPM cho các doanh nghiệp ngành Công nghiệp” của Bộ Công Thương cho 24 doanh nghiệp trong giai đoạn -, Ban lãnh đạo SVEAM đã đăng ký tham gia chương trình từ tháng 9/ với phạm vi áp dụng tại dây chuyền Nắp hông của xưởng cơ khí số 1. Kết quả, sau thời gian triển khai và thực hiện TPM, SVEAM đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: Quản lý trực quan tốt hơn; Có thêm nhiều cải tiến về sắp xếp dụng cụ tại máy…

Trong đó, về hiệu quả năng suất, Chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể OEE tại khu vực triển khai thí điểm tăng so với thời kỳ tháng 8/. Cụ thể, giá trị OEE tháng 8/ của SVEAM là 87,39%; và OEE tháng 8/ là 94%; các tháng từ 10/ đến 6/ đều lớn hơn giá trị mục tiêu 85%, và giá trị OEE cao nhất là 94% vào tháng 8/. Về hiệu quả đào tạo, Phòng Cơ điện có khả năng đào tạo về TPM cho các phân xưởng khác trong công ty. Trong đó, đã đào tạo nhân rộng cho phân xưởng Cơ khí số 1, và phân xưởng Cơ khí số 1 để tự triển khai TPM (tự nhân rộng). Phòng Cơ điện đã đánh giá năng lực cho 100% (7/7 cán bộ phòng Cơ điện). Về quản lý trực quan, qua 3 tháng triển khai TPM ban đầu, riêng hoạt động 5S được đẩy mạnh ở phạm vi toàn Công ty. Đặc biệt, về tác phong, nề nếp của các thành viên của khu vực thí điểm TPM (dây chuyền nắp hông) đều tuân thủ việc ghi nhật ký sản xuất, thực hiện vệ sinh máy 10 phút mỗi sáng và phòng Cơ điện thực hiện kiểm tra bất thường thiết bị hàng tuần…

Tham khảo:   Cách áp dụng PDCA trong làm việc nhóm

Một minh chứng điển hình khác là CTCP Sơn Hải Phòng. Theo đó, để giúp nâng cao và tiêu chuẩn hóa kỹ năng của người vận hành trong việc chăm sóc và bảo trì thiết bị, CTCP Sơn Hải Phòng số 2 đã quyết định áp dụng trụ cột bảo trì tự quản bằng thẻ TPM. Các hoạt động trong trụ cột AM đã áp dụng tại CTCP Sơn Hải Phòng số 2 bao gồm: Thời gian đầu triển khai, Công ty khuyến khích công nhân tích cực tham gia gắn thẻ để nâng cao kỹ năng và ý thức phát hiện bất thường dù là những lỗi nhỏ nhất như máy bẩn, máy bong sơn, mất ốc… Kết quả, Công ty đã gắn và xử lý 54 thẻ xanh đỏ TPM; Tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm tra, bôi trơn thiết bị đã được xây dựng cho máy nghiền, máy ép đùn và được trưởng bộ phận cơ điện hướng dẫn cho công nhân vận hành tại 2 máy này…Qua đó, giảm tải công việc bảo trì cho nhân viên bảo trì và nguồn lực, chi phí của Công ty…

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định, với những lợi ích và những kết quả đã đạt được từ công cụ TPM, để tiếp tục phát triển bền vững, các công ty này tiếp tục duy trì và nỗ lực hơn nữa để mở rộng TPM nhằm mang lại các hiệu quả lớn hơn nữa về cải tiến năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo