12. Quản Trị Thương Hiệu

Top 5 công việc các nhà quản trị thương hiệu cần làm

Quản trị thương hiệu là một trong những công việc giúp định hướng và phát triển thương hiệu của bạn. Vậy công việc quản trị thương hiệu là gì? Dưới đây là một số các công việc mà phòng thương hiệu của một số doanh nghiệp thường làm:

1. Quản lý hình ảnh thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu là tất cả những gì người dùng có thể tương tác, tiếp xúc và nhìn thấy đầu tiên về thương hiệu của bạn. Đây có thể xem là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua hàng. Hiểu một cách đơn giản quản trị thương hiệu chính là quản trị cách mà thương hiệu của bạn xuất hiện và tiếp cận với khách hàng.

Hình ảnh thương hiệu của các công ty thường được tiếp thị thông qua một số kênh truyền thông như digital Marketing, billboard, poster,… cùng với đó một số doanh nghiệp còn sử dụng cả bộ nhận diện thương hiệu để có thể đồng bộ hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng của mình.

Để có thể quản trị tốt được hình ảnh thương hiệu bạn có thể đặt ra một số các câu hỏi như:

  • Hình ảnh thương hiệu đã tuân theo đúng các quy tắc trong guideline đặt ra?
  • Hình ảnh thương hiệu của bạn tác động đến nhận thức của khách hàng như thế nào?
  • Mục tiêu phân bố hình ảnh thương hiệu của bạn trên các kênh đang trong trạng thái như thế nào?
  • Có những phản hồi gì cần phải cải thiện về hình ảnh thương hiệu của bạn? Giải pháp như thế nào?

Bạn có thể thu thập các câu trả lời của những câu hỏi trên thông qua các cuộc khảo sát với khách hàng của mình bằng một số phương pháp như: bảng khảo sát tại cửa hàng, tạo khảo sát trên giấy hay trên một số ứng dụng.

2. Kiểm tra danh mục đầu tư của thương hiệu

Chúng ta có thể đơn giản rằng, các danh mục đầu tư của thương hiệu được tạo ra với vai trò giúp các nhà quản trị, marketer dễ dàng quản trị thương hiệu con, sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho các nhóm khách hàng của doanh nghiệp. Việc tạo ra các danh giúp doanh nghiệp đơn giản hóa việc kiểm tra các sản phẩm dịch vụ của mình từ đó có thể đưa ra các chính sách, chiến lược phù hợp.

Tham khảo:   KHÁM PHÁ VÀ XÂY DỰNG LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU - BRAND ASOCIATIONS

Để có một danh mục đầu tư hiệu quả bạn có thể tìm hiểu xem danh mục của mình đã có những thông tin cần thiết sau đây chưa:

  • Chi phí đầu tư cho hoạt động của thương hiệu là bao nhiêu?
  • Chỉ số ROI là bao nhiêu theo cùng kỳ năm ngoái?
  • Ngân sách đầu tư là bao nhiêu? Mức đầu tư hiện tại đã vượt ra khỏi ngân sách chưa? Có biện pháp nào để giải quyết không?

Tùy vào tình hình và mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp mà các nhà quản trị thương hiệu có thể linh hoạt thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch như mở rộng thêm danh mục đầu tư bằng cách xây dựng thêm các thương hiệu con, tên sản phẩm dịch vụ,.. hay tái cấu trúc toàn bộ danh mục.

3. Quản lý tiến trình và đo lường tính hiệu quả

Đây là một trong những công việc quan trọng trong quá trình quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp. Quá trình này cho phép doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ hiệu quả của các chiến dịch nằm trong bản kế hoạch phát triển thương hiệu của mình. Kết quả thu được từ các phép đo này cho phép doanh nghiệp thấy được giá trị của thương hiệu đem lại cũng như độ lan tỏa của thương hiệu đến với khách hàng có rộng hay không và những phản ứng của khách hàng với thương hiệu là như thế nào.

Các chỉ số đo lường sẽ tùy thuộc vào từng chiến dịch của thương hiệu. Dưới đây là một số chỉ số đo lường thường được sử dụng bởi các nhà quản trị thương hiệu như:

  • Mục tiêu truyền thông: Mức độ nhận biết thương hiệu, chất lượng hoạt động Brand Activation
  • Mục tiêu tiếp cận: Số lượng người tiếp cận, phần trăm tương tác, số lượng phản hồi tích cực lẫn tiêu cực
  • Mục tiêu kinh doanh: Doanh số/ sản lượng thương hiệu so với thị trường, Tốc độ phát triển thương hiệu trong toàn ngành
Tham khảo:   Định vị thương hiệu là gì và tại sao điều này lại quan trọng?

4. Quản lý tài sản thương hiệu

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ khái niệm tài sản thương hiệu là gì? Tài sản thương hiệu là những gì khách hàng có thể trải nghiệm và ghi nhớ về thương hiệu của bạn. Quản trị tài sản thương hiệu là quản lý quá trình xây dựng và duy trì những yếu tố hữu hình của thương hiệu.

5. Quản lý giá trị thương hiệu trên thị trường

Trên thị trường với rất nhiều đối thủ cạnh tranh khốc liệt, bạn sẽ dễ dàng mắc vào các bẫy của đối thủ, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Vì vậy bạn cần phải thật tỉnh táo và xem xét thật kỹ về giá trị thương hiệu của mình trên thị trường thông qua một số cách như:

  • Nắm bắt những phản hồi và ý kiến của khách hàng về hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và đối thủ
  • Thường xuyên kiểm tra xem doanh nghiệp có đang đi đúng hướng với mục tiêu đề ra hay không?
  • Bảo đảm lợi ích thương hiệu phải đáp ứng được xu thế của thị trường
  • Thường xuyên theo dõi, đánh giá về mức độ cạnh tranh của thị trường.

Tất cả nguồn tin phía trên rất cần thiết cho bạn để có thể giữ vững được giá trị cho thương hiệu của mình, vì vậy, bạn nên tổng hợp thông tin chi tiết nhất có thể. Ngoài ra bạn cần phải có một kế hoạch cẩn thận để đưa thương hiệu của mình tránh những cạm bẫy, đặc biệt là bẫy giảm giá để tránh đưa giá trị thương hiệu của mình tụt dốc và mất lòng tin của khách hàng.

Tham khảo:   Các yếu tố nhận diện thương hiệu là gì?

V. Quản trị thương hiệu từ cốt lõi

Việc quản trị thương hiệu cần được hình thành từ những bước đầu xây dựng thương hiệu. Khi đó, nhà quản trị sẽ tham gia vào quá trình phát triển tính cách, xây dựng hình ảnh và hướng đi, từ đó duy trì và thúc đẩy thương hiệu phát triển mạnh mẽ hơn.

Trên đây là một số thông tin ngắn gọn về quản trị thương hiệu. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa công việc quản trị thương hiệu và quản trị marketing cũng như biết được một số hoạt động cơ bản trong quá trình quản trị thương hiệu. Hãy cùng với bộ phận Marketing của mình thành lập một nhóm xây dựng thương hiệu và không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu của công ty trên thị trường thôi nào! Chúc bạn thành công với kế hoạch của mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo