Quản trị dự án

Bắt đầu với Scrum từ đâu đây ta?

Ngày nay, Scrum (một phương pháp phát triển sản phẩm theo Agile) đã trở nên quá phổ biến bởi yếu tố đơn giản, dễ hiểu và được sử dụng ở nhiều công ty trên thế giới và Việt Nam.  

Theo khảo sát toàn cầu gần nhất về hiện trạng quản lý dự án của PricewaterhouseCoopers (hay còn gọi là PwC, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong Big Four ngành kiểm toán) vào năm 2014, có 45% các tổ chức sử dụng phương pháp quản lý dự án bằng Agile:

Và trong đó, có 43% các dự án sử dụng Scrum:

Nếu bạn thử tìm từ khóa “Scrum” ở các website tuyển dụng nổi tiếng ở Việt Nam thì kết quả là: (số liệu thu thập vào tháng 9/)

Website

 Số lượng công việc liên quan đến Scrum

Vietnamworks

63

Masterskillss

95

Timviecnhanh

604

Masterskills

83

ITViec

204

 

Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao phương pháp này được đặt tên là “Scrum” chưa?

Thuật ngữ “Scrum” được sử dụng lần đầu tiên bởi hai kĩ sư người Nhật là Hirotaka Takeuchi và Ikujiro Nonaka trong một bài báo khoa học của họ vào năm 1986. Lấy ý tưởng từ “scrummage”, là một cách sắp xếp lại đội hình trong môn bóng bầu dục sau một tình huống bóng chết hoặc phạm lỗi, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần đồng đội trong quá trình phát triển một sản phẩm phức tạp. Nghiên cứu của họ cho thấy hiệu suất vượt trội khi các nhóm được chia nhỏ, tổ chức độc lập và có điều kiện đề ra chiến lược của riêng mình để hoàn thành những mục tiêu cụ thể, rồi kết hợp thành một sản phẩm chung.

Giống như việc xây một ngôi nhà thì phải có nền móng vững chắc, trước khi bắt đầu việc nghiên cứu cũng như ứng dụng Scrum vào thực tế, chúng ta cần phải biết và luôn ghi nhớ các yếu tố then chốt, ảnh hưởng xuyên suốt các dự án sử dụng Scrum.

Scrum với cách tiếp cận theo chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism) để thích ứng với các dự án có tính thay đổi cao theo yêu cầu từ khách hàng. Các quyết định được đưa ra dựa trên quan sát và thử nghiệm hơn là dựa theo kế hoạch chi tiết được lập ra từ đầu. Với nền móng đó, Scrum được xây chắc từ 3 trụ cột không thể thiếu:

Tham khảo:   So sánh độ khó các chứng chỉ quốc tế và trình tự học khuyến nghị

1. Minh bạch (Transparency)

Trong suốt quá trình phát triển sản phẩm, thông tin của mọi mặt trong dự án phải minh bạch và được chia sẻ giữa tất cả các bên liên quan.

Một số ví dụ của thông tin minh bạch:

– Yêu cầu của khách hàng

– Vai trò của mọi thành viên trong nhóm

– Tiến độ công việc

– Sản phẩm làm ra phải đạt yêu cầu của “Definition of Done” (DoD) (có nhiều loại DoD, chúng mình sẽ giải thích ở một bài viết khác. Còn trong bài viết này, ta có thể tạm hiểu là sản phẩm hoàn thiện, đạt tất cả yêu cầu mà khách hàng đặt ra)

2. Kiểm tra (Inspection)

Từ những thông tin được chia sẻ từ tính minh bạch kể trên, tiến độ và mọi khía cạnh của dự án phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện những vấn đề không mong muốn và sửa chữa càng sớm càng tốt. Ví dụ như những sai khác trong thiết kế của sản phẩm do lập trình viên hiểu sai yêu cầu của khách hàng. Tuy nghiên, việc kiểm tra không nên quá thường xuyên và gắt gao vì sẽ cản trở công việc và gây ra sự chậm trễ công việc.

3. Thích ứng (Adaption)

Việc giám sát và tính minh bạch sẽ trở nên vô nghĩa nếu một tổ chức không có khả năng thay đổi dựa trên những vấn đề và khó khăn mà họ phát hiện ra. Càng thích ứng nhanh với các rào cản thì càng tiến gần đến kì vọng và mong muốn của khách hàng.

Để củng cố cho 3 trụ cột của Scrum kể trên, đây là 5 giá trị cốt lõi mà một nhóm Scrum (Scrum Team) phải có:

Lòng can đảm: Khả năng thích nghi để thay đổi tạo thành nền tảng của bất kỳ dự án Scrum nào và để chấp nhận những thay đổi đó, cần có lòng can đảm. Tuy nhiên, với những thay đổi không có tính củng cố, việc dũng cảm phản đối là cần thiết.

Tham khảo:   Knowledge là gì? Công cụ Knowledge management trong PMP là gì?

Sự tập trung: Một khi đã chấp nhận với những quyết định hay thay đổi được đưa ra, mọi người cần tập trung vào phần việc của mình để góp phần hoàn thành những mục tiêu chung của cả nhóm.

Sự cam kết: Mỗi cá nhân phải cam kết để hoàn thành những mục tiêu đã được đề ra.

Sự tôn trọng: Các thành viên trong một Scrum cần tôn trọng lẫn nhau để trở thành những cá thể có năng lực và làm việc độc lập.

Sự cởi mở: Tất cả những thành viên trong Scrum Team cần cởi mở với nhau về tất cả các khía cạnh trong công việc và thử thách.

Khái niệm về 3 trụ cột và 5 giá trị cốt lõi của Scrum kể trên chỉ mới dừng lại ở mức giới thiệu thôi. Chúng ta sẽ còn đi vào chi tiết về chúng ở loạt bài viết sắp tới để mọi người có thể hiểu rõ và thành công với trong những dự án có áp dụng Scrum mà mình tham gia.

Bên cạnh đó, trong bài viết này chúng ta có nhắc tới một cụm từ: “Scrum Team”. Vậy nó là gì? Những thắc mắc về Scrum Team sẽ được giải thích trong bài viết kế tiếp của tụi mình: Bóng đá có 3-5-2, Scrum có 3-5-3

—————————


Nhóm tác giả:

  •  (PMP, PSM I, ITIL v3)
  •  (Snr. Software Engineer)
  •  (Snr. Business Analyst, PSM I)

Product Backlog là gì? Có quan hệ như thế nào với WBS

Bản tuyên ngôn Agile – lịch sử hình thành Agile

12 nguyên tắc của Agile

Trong dự án Agile, công việc ước tính có thật sự cần thiết?

Quản lý dự án với Scrum

Scrum of Scrums

User stories – Công cụ lên kế hoạch của Agile

Story points – Công cụ ước lượng của Agile

Velocity là gì – Công cụ đo lường tốc độ hoàn thành công việc của nhóm Agile

Tham khảo:   7 lý do bạn nên sở hữu các chứng chỉ AWS ngay bây giờ!

Story Map – Lập kế hoạch tổng quát trong Agile

Agile Retrospectives – Nhìn lại và cải tiến hiệu quả công việc dự án

Kanban – phương pháp giúp cải tiến quy trình làm việc của dự án

PDCA – Chu trình cải tiến liên tục

Personas – Công cụ xây dựng hình tượng khách hàng trong Agile

Lean – Tinh gọn hóa quy trình một cách hiệu quả

Hướng Dẫn Scrum – The Scrum Guide

Bóng đá có 3-5-2, Scrum có 3-5-3

Bắt đầu với Scrum từ đâu đây ta?

Một số cách chạy Daily scrum hiệu quả

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo