20. Kinh tế học

Bẫy nghèo khổ (Poverty trap) là gì? Vai trò của Chính phủ và tư nhân giải quyết bẫy nghèo khổ

Hình minh họa (Nguồn: formyoursoul.com)

Bẫy nghèo khổ

Khái niệm

Bẫy nghèo khổ hay bẫy nghèo đói trong tiếng Anh là Poverty trap.

Bẫy nghèo khổ là tình hình trong đó người thất nghiệp sống bằng trợ cấp không muốn tìm việc làm nữa vì thu nhập sau thuế từ công việc họ có thể tìm được thấp hơn mức trợ cấp mà họ đang được hưởng.

Chính phủ có thể dỡ bỏ cạm bẫy nghèo khổ này bằng cách trợ cấp cho giới chủ để họ trả lương cao hơn mức trợ cấp xã hội tối thiểu hoặc áp dụng chế độ thuế thu nhập âm, tức hệ thống thuế thu nhập trong đó người lao động chỉ phải nộp thuế khi thu nhập của họ vượt quá một mức tối thiểu nào đó.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Cái bẫy nghèo khổ theo J. Sachs

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên một cái bẫy nghèo khổ, bao gồm: hạn chế tiếp cận thị trường vốn và tín dụng, suy thoái môi trường nghiêm trọng (làm suy giảm tiềm năng sản xuất nông nghiệp), tham nhũng trong bộ máy chính quyền, tháo chạy vốn, hệ thống giáo dục yếu kém, bệnh tật, thiếu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chiến tranh và cơ sở hạ tầng nghèo nàn.

Tham khảo:   Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Để thoát khỏi bẫy nghèo khổ, những người nghèo cần phải được hỗ trợ đầy đủ để họ có một lượng vốn liếng cần thiết tự mình thoát nghèo. Lí thuyết về nghèo khổ này giúp giải thích vì sao một số chương trình viện trợ nhất định không cung cấp mức hỗ trợ đủ lớn thì sẽ không hữu hiệu trong việc vực dậy các cá nhân thoát khỏi nghèo đói.

Vai trò của Nhà nước và tư nhân trong việc giải quyết bẫy nghèo khổ

J. Sachs cho rằng khu vực công cần phải tập trung nỗ lực của họ vào các khoản đầu tư về điều kiện sống của con người (sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng), cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước và vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường), nguồn tự nhiên (bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái), nguồn thể chế công (cơ quan hành chính công, hệ thống tư pháp, lực lượng cảnh sát) và nguồn vốn kiến thức (nghiên cứu khoa học về y tế, năng lượng, nông nghiệp, khí hậu, sinh thái).

Đối với nguồn vốn kinh doanh từ khu vực tư nhân theo Sachs nên sử dụng vào việc tài trợ một cách hiệu quả hơn trong việc phát triển các doanh nghiệp có lợi nhuận cần thiết để duy trì mức tăng trưởng vừa đủ, giúp cho cả dân cư và văn hóa thoát khỏi nghèo đói.

Tham khảo:   Chỉ số sau (Lagging Indicator) là gì? Ý nghĩa và ví dụ

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo