23. Chứng khoán

Chỉ số thị trường (Market Indicators) là gì? Đặc điểm

Ảnh minh họa. Nguồn: Kiplinger.

Chỉ số thị trường

Khái niệm

Chỉ số thị trường trong tiếng Anh là Market Indicators.

Chỉ số thị trường về bản chất là những con số định lượng nhằm mục đích diễn giải dữ liệu chỉ số chứng khoán hoặc tài chính để dự báo động thái thị trường. Các chỉ số thị trường là một tập hợp con của các chỉ số kĩ thuật và thường bao gồm các công thức và tỉ lệ. Chúng hỗ trợ các quyết định đầu tư và giao dịch của nhà đầu tư.

Đặc điểm của Chỉ số thị trường

Các chỉ số thị trường tương tự như các chỉ báo kĩ thuật ở chỗ cả hai đều áp dụng một công thức thống kê cho một loạt các điểm dữ liệu để đưa ra kết luận. Sự khác biệt là các chỉ số thị trường sử dụng các điểm dữ liệu từ nhiều chứng khoán thay vì chỉ một chứng khoán. Thông thường, các chỉ số thị trường được vẽ trên một biểu đồ riêng thay vì xuất hiện bên trên hoặc bên dưới biểu đồ giá.

Hầu hết các chỉ số thị trường chứng khoán được tạo ra bằng cách phân tích số lượng công ty đã đạt mức giá cao mới so với con số tạo ra mức giá thấp mới, được gọi là độ rộng thị trường, vì nó cho thấy xu hướng chung đang dẫn đầu trên thị trường.

Tham khảo:   Nền tảng đầu tư vi mô (Micro-Investing Platform) là gì? Lợi ích của nền tảng đầu tư vi mô

Hai loại chỉ số thị trường phổ biến nhất là:

1. Chỉ số độ rộng thị trường: so sánh số lượng cổ phiếu di chuyển cùng hướng với một xu hướng lớn hơn. Ví dụ, đường A/D (Advance/Decline Line) đánh giá số lượng cổ phiếu tăng giá so với số lượng cổ phiếu giảm giá.

2. Chỉ số tâm lí thị trường: so sánh giá và khối lượng để xác định xem số lượng các nhà đầu tư giá lên và nhà đầu tư giá xuống trên thị trường chung. Ví dụ: Tỉ lệ quyền chọn bán đánh giá số lượng quyền chọn bán so với quyền chọn mua trong một khoảng thời gian nhất định.

Những chỉ số thị trường cụ thể phổ biến

Một số chỉ số thị trường cụ thể phổ biến nhất bao gồm:

1. A/D (Advance – Decline): Đây là tỉ lệ chứng khoán tăng và giảm tại bất kì thời điểm nào. Vì các chỉ số được tính dựa trên vốn hóa thị trường, nên nó rất hữu ích trong việc xác định nên đầu tư hay không thay vì chỉ nhìn vào hiệu suất của các công ty lớn nhất trong một chỉ số nhất định. Ví dụ về chỉ số A/D là $NYAD và $NAAD.

Tham khảo:   Khái niệm Dưới mệnh giá (Below Par) trong chứng khoán là gì? Đặc điểm

2. Mức giá cao mới – Mức giá thấp mới: Đây là tỉ lệ mức giá cao mới so với mức giá thấp mới tại bất kì thời điểm nào. Khi có nhiều mức giá cao mới, đó là dấu hiệu cho thấy thị trường có thể trở nên sôi động, trong khi nhiều mức giá thấp mới cho thấy một thị trường có thể chạm đáy.

3. Dao động McClellan: Đây là chỉ số dao động sử dụng mức giá trung bình cao và thấp để giúp làm giảm độ rộng thị trường và giúp nhà đầu tư có cái nhìn dễ dàng hơn là nhìn vào các biểu đồ dùng số liệu thô. Chỉ số này dao động từ +150 đến -150.

4. Đường trung bình trượt:  Nhiều chỉ số thị trường xem xét tỉ lệ phần trăm của các cổ phiếu trên hoặc dưới đường trung bình trượt chính, ví dụ như đường trung bình trượt 50 và 200 ngày. Ví dụ: $NYA50, $NYA200, $NAA50 và $NAA200.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo