22. Quản trị kinh doanh

Chiến lược cầu thang xoắn ốc là gì? Điểm mạnh

Hình minh hoạ (Nguồn: martinbisof)

Chiến lược cầu thang xoắn ốc

Khái niệm

Chiến lược cầu thang xoắn ốc tạm dịch sang tiếng Anh là Spiral Staircase Strategy.

Chiến lược cầu thang xoắn ốc là một trong các chiến lược đổi mới khi phân loại chiến lược đổi mới của doanh nghiệp theo phong cách quản trị.

Với chiến lược cầu thang xoắn ốc, doanh nghiệp liên tục cải tiến và đổi mới, trong đó, tất cả các thành viên biết cách cảm nhận và phản ứng với những tín hiệu thay đổi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và tiến bộ công nghệ mới. 

Đồng thời, mọi người phải biết cách hành động để phù hợp với những tín hiệu thay đổi đó, tiếp tục giám sát hoạt động nội bộ để đảm bảo rằng luôn có sự cải tiến ở những qui trình then chốt.

Tên gọi của chiến lược này được hình tượng hoá từ các bước đi ở cầu thang xoắn ốc, dẫn dắt người ta liên tục tiến lên dần từng bậc về chiều cao và khoảng cách. 

Có thể thấy rằng, di chuyển những bước nhỏ nhiều khi lại hiệu quả hơn bước lớn bởi vì việc định hướng dài hạn không dễ thấy rõ và những di chuyển nhỏ tạo ra nhiều sự mềm dẻo hơn và cung cấp nhiều lợi thế trung gian.

Ưu điểm

Khi chiến lược đổi mới theo cầu thang xoắn ốc được thực hiện một cách có hệ thống sẽ đem lại cho doanh nghiệp các dòng sản phẩm ổn định, có tính chất mới mẻ, tiến bộ và đa dạng mà công ty cần có để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Đổi mới liên tục theo cầu thang xoắn ốc có nhiều điểm mạnh như:

– Những đổi mới nhỏ dễ quản hơn;

– Những đổi mới nhỏ có khả năng thành công nhiều hơn;

– Những đổi mới nhỏ thường gắn với khả năng nâng cao mức độ trung thành và gắn bó của khách hàng;

Tham khảo:   Dấu công ty (Company seal) là gì? Qui định về dấu công ty

– Doanh nghiệp và toàn thể nhân sự luôn được duy trì ở trạng thái cạnh tranh và sẵn sàng đổi mới.

Yêu cầu

Sự đồng thuận từ nguyên tắc quản đến chương trình hành động là yếu tố cơ bản làm nền tảng cho thành công của chiến lược cầu thang xoắn ốc. Cần lôi kéo được toàn bộ các cấp quản lí và tất cả nhân viên vào quá trình đổi mới. 

Từ chiến lược này, qui trình sản xuất được cải tiến và chất lượng sản phẩm được cải thiện. Đổi mới qui trình giúp thúc đẩy công việc thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn và ít tốt kém hơn. 

Cải thiện chất lượng sản phẩm giúp giảm giá thành do ít phải làm lại và ít bị trì hoãn, giúp nâng cao năng suất cũng như nắm bắt thị trường nhạy bén hơn.

Lưu ý

Tuy nhiên, quá trình hoạch định và triển khai chiến lược này cần phải thận trọng lưu ý 2 điểm sau:

– Tránh hội chứng “khua chuông gõ mõ”

Hội chứng này thường gặp ở các doanh nghiệp cố tình sản xuất ra hàng loạt phiên bản mới hàng năm, với một số tính năng bổ sung mà rất ít khách hàng cần đến chúng. 

Điều này khiến nhiều người tiêu dùng bực bội và tạo ra thị trường tương lai cho các sản phẩm và mô hình cải cách thực thụ, những sản phẩm qui trình thực sự đơn giản nhưng hiệu quả hơn.

– Đừng tập trung toàn bộ nguồn lực vào chiến lược cầu thang xoắn ốc

Sự đầu tư vào chiến lược này ít mạo hiểm hơn và mang lại kết quả nhanh hơn, tuy nhiên nó sẽ không tạo ra nhịp cầu nối những thế hệ công nghệ hiện tại với tương lai, đồng thời cũng không tạo ra sự thay đổi lớn về vị thế cạnh tranh. 

Tham khảo:   Doanh nghiệp với chính phủ (Business to Government) là gì?

Ví dụ

Ví dụ về đơn vị điển hình theo đuổi chiến lược cầu thang xoắn ốc là Toyota, công ty đã dành được vị trí dẫn đầu thế giới về số lượng xe hơi xuất xưởng trong vào năm 2010. Ngoài những sản phẩm xe ôtô chất lượng với giá cạnh tranh, cái tên Toyota còn nổi lên nhờ hệ thống sản xuất nổi tiếng với tên gọi TPS (Toyota Production System).

TPS là một phương pháp sản xuất độc đáo, tạo nền tảng cho quản tinh gọn, liên tục tìm cách cải thiện quy trình, tất cả được gắn kết thành một hệ thống và được thực hiện mỗi ngày theo một cách thức nhất quán chứ không phải là bộc phát. 

Trong đó, mọi thay đổi lãnh đạo muốn làm đều phải coi là thử nghiệm. Không phải cứ lãnh đạo cho ý kiến đều là đúng cả, từ đó giúp tìm ra khá nhiều những giải pháp tốt nhất. Cả công nhân lẫn các nhà quản , luôn thử nghiệm để đổi mới, càng nhiều càng tốt. 

Toyota tiến hành nhiều thí nghiệm nhỏ để học hỏi trước khi bắt tay vào các thí nghiệm lớn hơn. Điều này giúp các sai lầm nếu xảy ra cũng không quá lớn và có thể được nhanh chóng sửa chữa. 

Các nguyên tắc đổi mới của Toyota khá đơn giản, nhưng phải thực sự trải nghiệm qua hệ thống sản xuất của Toyota mới có thể hiểu biết về hệ thống này để học hỏi và rút kinh nghiệm cho chiến lược đổi mới của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, hãng Toyota đã phối hợp thành công chiến lược cầu thang xoắn ốc với cánh đồng màu mỡ với một số sản phẩm có tính đột phá trên cơ sở khai thác các nguồn lực hiện tại như dòng xe lai Prius.

Tham khảo:   Tâm lí du khách (Tourist psychology) là gì? Lợi ích việc nghiên cứu

(Tài liệu tham khảo: Các loại hình chiến lược đổi mới, IPP, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo