28. Quản Trị Marketing

Chiến lược tiêu chuẩn hoá sản phẩm (Product Standardization Strategy) là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Snapseed.exe)

Chiến lược tiêu chuẩn hoá sản phẩm 

Khái niệm

Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm trong tiếng Anh là Product Standardization Strategy.

Nếu một công ty chỉ sản xuất ra một hệ sản phẩm theo một tiêu chuẩn giống nhau, một kiểu dáng giống nhau, một chất lượng giống nhau, cùng một lúc chào hàng cho thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài, cách làm này gọi là chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm.

Về cơ bản, tiêu chuẩn hóa một dòng sản phẩm là một phương pháp hiệu quả để giảm chi phí và tăng chất lượng. Bằng cách giảm thiểu sự khác biệt trong các sản phẩm của bạn, chẳng hạn như bằng cách thay thế chúng, bạn có thể nhanh chóng tăng sản lượng, phân phối hợp lí, giảm chi phí nguyên liệu và củng cố thương hiệu sản phẩm. 

Các chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm tốt nhất cho phép bạn cân bằng nhu cầu thích ứng có mục tiêu với tiết kiệm chi phí tiêu chuẩn hóa.

Lợi ích của chiến lược tiêu chuẩn hoá sản phẩm

Nhiều nghiên cứu và tranh luận cho rằng, do biết khai thác tối ưu nhu cầu tương đồng của số đông đó, chiến lược tiêu chuẩn hoá sản phẩm sẽ làm tăng thêm xu thế toàn cầu hoá và đồng nhất hoá (Homogenization), thúc đẩy hơn nhu cầu tiêu dùng của phần lớn cư dân của những nền văn hoá khác biệt trên toàn cầu. 

Tham khảo:   Design Marketing Là Gì? 6 Lĩnh Vực Không Thể Thiếu Marketing Design

Để củng cố cho lí lẽ đó, nhiều cuộc điều tra cũng cho thấy, bất luận những rào cản về văn hoá, nhiều sản phẩm được tiêu thụ mạnh ở đô thị của nhóm nước đang phát triển, chỉ cần thay đổi chút ít cũng sẽ bán chạy ở các nước phát triển. 

Nói rộng ra, những sản phẩm hiện tại được tiêu chuẩn hoá đều thích ứng với lối sống của người tiêu dùng đô thị, dù họ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Những cuộc khảo sát tiếp đó cũng xác nhận rõ sự tương đồng về sở thích của những bộ phận dân cư ở các nước khác nhau. 

Nhiều gia đình ở New York cũng cần máy rửa bát giống như những gia đình ở Paris, London; các hộ gia đình ở Rome, Berlin cũng muốn những chiếc máy giặt, điều hoà, tivi như các gia đình ở Tokyo, Sydney, Boston…

Nhìn chung, những lợi ích nổi bật của chiến lược tiêu chuẩn hoá sản phẩm toàn cầu là: 

– Khai thác được lợi thế của thị trường toàn cầu (nhu cầu tương đồng của đa số người tiêu dùng ở các nước có nền văn hoá khác biệt); 

Tham khảo:   Nhà quản lí sự kiện (Event manager) là ai?

– Mở rộng được qui mô sản xuất để đáp ứng được nhu cầu mở rộng trên qui mô toàn cầu; 

– Cho phép sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn hoá sản phẩm; 

– Giảm thiểu chi phí ở nhiều khâu như thiết kế sản phẩm, bao bì, quảng cáo… bản thân qui mô mở rộng, sản xuất hàng loạt đã cho phép hạ giá thành sản phẩm; 

– Nâng cao chất lượng sản phẩm do tiêu chuẩn hoá và sản xuất hàng loạt; tận dụng được những điểm mạnh của các công ty về tài chính và công nghệ; 

– Khai thác được nhu cầu tiềm năng theo xu thế đô thị hoá mạnh mẽ ở các nước đang phát triển trên toàn cầu; 

– Nâng cao được khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu;

– Đảm bảo lợi nhuận cao do giảm chi phí, mở rộng được thị trường tiêu thụ.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing Quốc tế, NXB Lao động – Xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo