20. Kinh tế học

Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế là gì?

Hình minh họa

Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế

Định nghĩa

Cơ cấu vùng kinh tế là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ. Việc phân chia các vùng kinh tế của một quốc gia thường căn cứ vào vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, những lợi thế và trình độ phát triển.

Nghiên cứu cơ cấu vùng kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ, trong việc định hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng cũng như xác định vai trò của từng vùng trong phát triển kinh tế của đất nước.

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước.

Như vậy, có thể rút ra định nghĩa về chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế như sau:

Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế là sự chuyển dịch của các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Về thực chất, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế cũng là sự chuyển dịch của ngành, hình thành sản xuất chuyên môn hóa, nhưng được xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ.

Tham khảo:   Giá trị sử dụng (Use value) của hàng hóa là gì? Mối quan hệ với giá trị hàng hoá

Yêu cầu đặt ra đối với chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế

– Việc chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế theo lãnh thổ và trên phạm vi cả nước, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế của vùng.

– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế là phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích lũy lớn; đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với các vùng trọng điểm.

– Trên thực tế có thể phát huy lợi thế so sánh trong chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế thông qua việc các ngành khác nhau sẽ đặt địa điểm ở các vùng khác nhau tùy theo lợi thế so sánh. Các ngành sử dụng nhiều lao động sẽ tập trung ở vùng tương đối dồi dào về lao động và tương tự như vậy đối với các ngành sử dụng nhiều vốn.

Tham khảo:   Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo