32. Kiến thức kinh tế

CISG là gì? Giá trị của CISG đối với thương mại quốc tế

CISG là gì mà được xem là một trong những công ước luật thương mại quốc tế cốt lõi mà quốc gia nào cũng mong muốn áp dụng phổ biến. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem CISG là gì và giá trị của nó trong hoạt động thương mại quốc tế được thể hiện như thế nào nhé!

CISG là gì?

“CISG (viết tắt của Contracts for the International Sale of Goods) có nghĩa là Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế.”

CISG còn được gọi là Công ước Viên năm 1980 (vì công ước này được thông qua tại Viên (Áo) vào ngày 11/04/1980) và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988.

CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế, là một hiệp ước đa phương thiết lập nên một khuôn khổ thống nhất, được áp dụng để điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

Tính đến , nó đã được 95 quốc gia phê chuẩn, chiếm 2/3 thương mại thế giới và cho đến thời điểm hiện tại, CISG được coi là một trong những điều ước thành công nhất trong hoạt động thương mại quốc tế.

Giá trị của CISG trong hoạt động thương mại quốc tế

Đã hiểu được CISG là gì, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng của công ước này nhé.

CISG là kết quả của nỗ lực lập pháp bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, mang đến sự cân bằng giữa lợi ích của bên mua và bên bán. Công ước này cũng góp phần truyền cảm hứng cho việc cải cách luật về hợp đồng mua bán hàng hóa ở cấp quốc gia.

CISG tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách loại bỏ các rào cản pháp lý giữa các quốc gia thành viên (đã ký kết công ước Viên) và cung cấp các quy tắc thống nhất chi phối hầu hết các khía cạnh của giao dịch thương mại quốc tế, từ khâu hình thành hợp đồng, phương tiện giao hàng, nghĩa vụ của các bên cho đến các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng.

Tham khảo:   Giải chấp tiếng Anh là gì? Quy định và điểm cần lưu ý

Công ước sẽ tự động được đưa vào luật nội địa của các quốc gia thành viên và áp dụng trực tiếp cho các giao dịch hàng hóa giữa công dân của họ, trừ khi hợp đồng mua bán giữa các bên bị hủy bỏ một cách rõ ràng.

Giải thích một cách chi tiết hơn thì việc thông qua CISG đã cung cấp các quy tắc thống nhất cho quá trình mua bán hàng hóa quốc tế, được áp dụng khi các hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có địa điểm kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau với điều kiện tiên quyết là các quốc gia này đều là quốc gia thành viên. Trong trường hợp này, CISG sẽ được áp dụng trực tiếp khi soạn thảo và ký kết hợp đồng thay vì sử dụng các quy tắc luật riêng của từng quốc gia, đảm bảo mức độ hoàn thiện của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như quyền lợi của các bên liên quan.

Bên cạnh đó, CISG còn có thể áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các nước thành viên với các nước không tham gia công ước nếu các quy tắc luật của quốc gia (ngoài thành viên) đó chấp thuận việc áp dụng luật của nước ký kết. Đương nhiên, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận và sự lựa chọn của các bên trong hợp đồng. Trong trường hợp này, CISG sẽ đưa ra một hệ thống quy tắc trung lập có thể dễ dàng được chấp nhận từ các quốc gia.

Cuối cùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như thương nhân ở các nước đang phát triển thường ít được tiếp cận với tư vấn pháp lý khi đàm phán hợp đồng. Do đó, họ dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các vấn đề xảy ra khi xử lý không thỏa đáng các vấn đề liên quan đến luật hiện hành. Họ cũng trở nên yếu thế hơn và có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của mình sau khi ký kết hợp đồng. Do đó, việc áp dụng CISG khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ giúp những thương nhân và doanh nghiệp yếu thế đó có được lợi ích tốt hơn.

Tham khảo:   Giá trị sổ sách là gì? Vai trò của giá trị sổ sách

Lưu ý rằng CISG chỉ áp dụng cho các giao dịch quốc tế nằm trong phạm vi áp dụng của nó. Các hợp đồng quốc tế nằm ngoài phạm vi áp dụng của CISG cũng như các hợp đồng tuân theo sự lựa chọn hợp lệ của luật khác sẽ không bị ảnh hưởng bởi CISG, đặc biệt là các hợp đồng mua bán trong nước hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi CISG và vẫn được điều chỉnh bởi luật hiện hành của quốc gia đó.

Ví dụ về CISG

Tại Hoa Kỳ từng phát sinh một vụ kiện giữa Chicago Prime Packers, Inc và Northam Food Trading Co. Nguyên đơn – tập đoàn Chicago Prime – đã bán 40.500 pound sườn heo cho bị đơn Northam – một tập đoàn ở Ontario, Canada. Tuy nhiên, theo Northam, chúng đã bị hư hỏng khi được giao đến nơi. Northam từ chối trả tiền và Chicago Prime đã đệ đơn kiện lên tòa án quận liên bang phía bắc Illinois.

Tất cả các bên và tòa án đồng ý rằng các quy định của CISG sẽ được áp dụng. Khi xét xử, tòa án đã ra phán quyết có lợi cho nguyên đơn vì Northam không chứng minh được rằng sườn đã bị hư hỏng khi được giao đến. Có nghĩa là theo quy định của CISG thì người mua (Northam) phải chịu trách nhiệm chứng minh rằng xương sườn đã bị hư hỏng vào thời điểm chuyển đến thì mới có khả năng thắng kiện.

Tham khảo:   Tìm hiểu ý nghĩa development là gì trong doanh nghiệp

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp một cái nhìn tổng quan và sơ lược nhất về sự ra đời cũng như những giá trị cơ bản của CISG là gì đối với hoạt động thương mại quốc tế. Với con số 95 nước thành viên, CISG đã chứng minh được sức ảnh hưởng to lớn của nó đối với hoạt động thương mại của nhiều quốc gia khác nhau trên mọi châu lục.

Trang Đoàn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo