32. Kiến thức kinh tế

Bảo lãnh guarantee là gì? Phân loại và ưu nhược điểm

Để hiểu guarantee là gì, hãy nghĩ đến thực tế là mỗi doanh nghiệp tại một số thời điểm sẽ cần phải vay nợ. Trong hầu hết các trường hợp, các ngân hàng và các tổ chức tài chính muốn có người đứng ra bảo lãnh cho khoản vay mà họ sắp cung cấp. Đó là những gì liên quan đến bảo lãnh guarantee.

Guarantee là gì?

Guarantee là một lời hứa pháp lý được thực hiện bởi một bên thứ ba (người bảo lãnh) để đảm bảo nợ của người vay hoặc các loại trách nhiệm pháp lý khác trong hợp đồng được hoàn trả hoặc thực hiện. Các khoản vay được đảm bảo bởi một bên thứ ba được gọi là các khoản vay được đảm bảo.

Bảo lãnh có thể bị giới hạn hoặc không giới hạn. Bảo lãnh không giới hạn ngụ ý rằng người bảo lãnh sẽ đáp ứng toàn bộ trách nhiệm pháp lý, trong khi với bảo lãnh hạn chế, người bảo lãnh sẽ chỉ đáp ứng một phần trách nhiệm pháp lý.

“Đối với người chưa từng đi vay hoặc có lịch sử tín dụng kém, bảo lãnh giúp họ có được các khoản vay mà bình thường không thể tiếp cận được.”

Các loại hình guarantee

Bảo lãnh cá nhân Personel Guarantee là gì?

Thuật ngữ bảo lãnh cá nhân đề cập đến lời hứa hợp pháp của một cá nhân về việc trả các khoản vay của doanh nghiệp mà họ đóng vai trò là giám đốc điều hành. Cung cấp bảo lãnh cá nhân có nghĩa là nếu doanh nghiệp không thể trả nợ, thì cá nhân đó sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ đó.

Bảo lãnh cá nhân được sử dụng trong các giao dịch tín dụng để đảm bảo nguồn vốn cho các doanh nghiệp mới và nhỏ. Khi bảo lãnh cá nhân, chủ sở hữu của công ty sẽ cầm cố tài sản của chính mình và đồng ý trả nợ từ nguồn vốn cá nhân trong trường hợp công ty vỡ nợ.

Ưu điểm của bảo lãnh cá nhân là giúp bạn tiếp cận với nhiều người cho vay hơn và lãi suất thấp hơn. Nhược điểm chính của bảo lãnh cá nhân là rất đơn giản. Nếu doanh nghiệp của bạn không thể trả nợ, bạn phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc đó. Điều này có nghĩa là người cho vay có thể đòi nợ bạn với tư cách cá nhân và điều đó khiến tài sản cá nhân của bạn gặp rủi ro.

Tham khảo:   End To End là gì? Vai trò và đặc điểm của quy trình đầu cuối

Bảo lãnh ngân hàng Bank Guarantee là gì?

Bảo lãnh ngân hàng là lời hứa từ một ngân hàng để trả các khoản nợ của khách hàng của họ trong trường hợp khách hàng đó không thể thực hiện các nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng với một bên khác. 

Nó thường được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại cho các công ty liên quan đến các giao dịch với các bên không quen thuộc hoặc người nước ngoài để đảm bảo bên thứ ba khỏi thiệt hại tài chính. Sự bảo lãnh này giúp một công ty mua được những thứ mà thông thường họ không thể, do đó giúp doanh nghiệp phát triển và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Có hai hình thức bảo lãnh ngân hàng chủ yếu được sử dụng trong các doanh nghiệp, đó là:

Bảo lãnh tài chính – Finance Guarantee. Các bảo lãnh này thường được phát hành thay cho các khoản tiền gửi bảo đảm. Một số hợp đồng có thể yêu cầu cam kết tài chính từ người mua như tiền đặt cọc. Trong những trường hợp như vậy, thay vì đặt cọc tiền, người mua có thể cung cấp cho người bán bảo lãnh tài chính của ngân hàng để đảm bảo người bán được bồi thường khi có tổn thất xảy ra.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng – Performance Guarantee. Những bảo đảm này được phát hành để thực hiện một hợp đồng hoặc một nghĩa vụ. Trong trường hợp vỡ hợp đồng thì người bị thiệt hại sẽ được ngân hàng giải quyết.

Để hiểu rõ hơn về Performance Guarantee là gì, hãy xem ví dụ sau. A ký hợp đồng với B để hoàn thành một dự án và hợp đồng được hỗ trợ bởi sự bảo lãnh của ngân hàng. Nếu A không hoàn thành dự án đúng thời hạn và không bồi thường thiệt hại cho B, B có thể yêu cầu ngân hàng bồi thường thiệt hại bằng bảo lãnh ngân hàng.

Cách thức hoạt động của Bank Guarantee:

Người mua và người bán đồng ý về các điều khoản của hợp đồng. Người mua đồng ý thanh toán.

Tham khảo:   CISG là gì? Giá trị của CISG đối với thương mại quốc tế

Người mua sau đó sẽ nộp đơn xin bảo lãnh từ ngân hàng của mình.

Ngân hàng của người mua phát hành bảo lãnh được yêu cầu dựa trên thông tin trong hợp đồng giữa người mua và người bán. Giấy bảo lãnh sau đó được gửi cho người bán trực tiếp từ ngân hàng của người mua dưới dạng bản cứng qua bưu điện hoặc bản mềm qua thư điện tử.

Sau đó, giao dịch giữa người mua và người bán sẵn sàng bắt đầu.

Ưu điểm của bank guarantee

Bảo lãnh ngân hàng làm giảm rủi ro tài chính liên quan đến giao dịch kinh doanh. Do rủi ro thấp, nó khuyến khích người bán / người thụ hưởng mở rộng kinh doanh của họ trên cơ sở tín dụng.

Các ngân hàng thường tính phí bảo lãnh thấp, điều này có lợi cho cả doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Khi các ngân hàng phân tích và xác nhận sự ổn định tài chính của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên và điều này sẽ làm tăng cơ hội kinh doanh.

Hầu hết, bảo lãnh yêu cầu ít tài liệu hơn và được các ngân hàng xử lý nhanh chóng (nếu tất cả các tài liệu được nộp).

Nhược điểm của bank guarantee

Đôi khi, các ngân hàng quá cứng nhắc trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này làm cho quá trình phức tạp và tốn thời gian. Với sự đánh giá khắt khe của các ngân hàng, việc các doanh nghiệp thua lỗ được bảo lãnh ngân hàng là rất khó.

Đối với một số khoản bảo lãnh liên quan đến các giao dịch có giá trị lớn hoặc rủi ro cao, ngân hàng sẽ yêu cầu tài sản đảm bảo thế chấp để xử lý bảo lãnh.

Phí bảo lãnh ngân hàng

Nói chung, phí bảo lãnh ngân hàng dựa trên rủi ro mà ngân hàng đảm nhận trong mỗi giao dịch. Ví dụ, bảo lãnh tài chính thường chịu nhiều rủi ro hơn bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do đó, phí bão lãnh tài chính sẽ cao hơn phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tùy vào loại bảo lãnh, phí thường được tính là 0,75% giá trị bảo lãnh/quý hoặc 0,50% trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh.

Tham khảo:   Bút tệ là gì? Các hình thái và vai trò của bút tệ

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tính phí hồ sơ đăng ký, phí tài liệu và phí xử lý. Trong một số trường hợp, ngân hàng yêu cầu đảm bảo từ người nộp đơn, thường là 100% giá trị bảo lãnh. Trong một số trường hợp, tài sản đảm bảo thế chấp hoặc ký quỹ tiền mặt cũng có thể được ngân hàng phát hành chấp nhận.

Tóm lại, guarantee là gì? Đó là một lời hứa hợp pháp của bên thứ ba (người bảo lãnh) để trang trải khoản nợ của người đi vay hoặc các loại trách nhiệm pháp lý khác trong trường hợp người đi vay không trả được nợ. Hi vọng qua nội dung chia sẻ trên đây bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ quen thuộc này.

Trâm Nguyễn

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo