30. Kỹ năng sống

Cô gái tiết kiệm được 1 tỷ đồng trong 5 năm nhờ làm 12 điều đơn giản: Ai cũng có thể áp dụng để tiết kiệm hiệu quả, giàu lên từng ngày!

*Dưới đây là bài chia sẻ cách tiết kiệm tiền của một tác giả được đăng trên trang Toutiao (MXH Trung Quốc) được nhiều người chú ý. 

*** 

Một người bạn thân của tôi có hơn 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) tiền tiết kiệm. Khi nghe điều đó tôi rất ngạc nhiên, vì cô ấy mới đi làm được vài năm, nhiều nhất có thể là khoảng 5 năm.

Và cô ấy cũng không phải là người có thu nhập cao, cô là người lao động bình thường và mức lương hàng tháng dao động trong khoảng 7.000 NDT (khoảng 25 triệu đồng) đến 8.000 NDT (khoảng 28 triệu đồng).

2 năm qua, công việc của mọi người không suôn sẻ, thường xuyên thay đổi công việc. Một người bạn khác của tôi có mức lương hàng tháng từ 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng) đến 30.000 NDT (khoảng 105 triệu đồng), nhưng anh ấy cũng là người “giỏi tiêu tiền” nên không có tiền tiết kiệm, và anh ấy đặc biệt thụ động khi xin nghỉ việc.

Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, có một số tiền tiết kiệm có thể nói là khá yên tâm. Vậy người bạn thân của tôi đã làm như thế nào để tiết kiệm được 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) trong 5 năm? Và đây là 12 thói quen nhỏ giúp cô ấy cũng như tôi tiết kiệm được nhiều tiền mà không gò bó, áp lực, hy vọng nó sẽ hữu ích với mọi người.

1. Kiểm tra số dư tài khoản của bạn mỗi ngày

Hãy kiểm tra số dư trong tài khoản của bạn mỗi ngày. Nếu số dư thấp, bạn có thể thúc đẩy bản thân tiết kiệm tiền. Nếu bạn có nhiều tiền hơn, bạn sẽ cảm thấy thành tựu khi nhìn số dư của mình tăng giảm mỗi ngày, điều này sẽ có lợi hơn cho nỗ lực tiết kiệm tiền của bạn.

2. Không mua hàng chỉ vì giảm giá trên các website mua sắm

Các sự kiện giảm giá được tổ chức hầu như hàng tháng, vì vậy đừng cảm thấy như bạn đã bỏ lỡ nó mãi mãi. Nếu bỏ lỡ lần này, bạn có thể đợi thêm đến sự kiện khác.

3. Lập danh sách những mặt hàng thường dùng hàng ngày của bạn và mua khi có chương trình giảm giá

Tham khảo:   Không bao giờ chi tiêu quá 300 ngàn đồng cho một buổi tụ tập là hoàn toàn chính xác: Người ta bảo tôi keo kiệt tôi mặc kệ!

Những vật dụng tiêu dùng hàng ngày cần phải được tích trữ và việc dự trữ một cách khoa học sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền.

Cô gái tiết kiệm được 1 tỷ đồng trong 5 năm nhờ làm 12 điều 'đơn giản': Ai cũng có thể áp dụng để tiết kiệm tiền lương - Ảnh 1.

4. Giá cả không phải là tiêu chí để quyết định có nên mua thứ gì đó hay không, cũng không phải là tiêu chí duy nhất

Nếu bạn mua một thứ gì đó chỉ vì giá thấp, thứ duy nhất bạn sẽ nhận được là một đống “đồ linh tinh”, không có tác dụng ở nhà.

5. Đừng mua sản phẩm chỉ vì giá rẻ, hãy mua vì bạn cần.

Đừng mua những thứ bạn không cần, dù chúng có rẻ đến đâu, vì bạn sẽ không sử dụng hoặc không thích chúng.

Bạn mua những sản phẩm giá rẻ, khả năng sử dụng rất kém và bạn phải vứt nó đi chỉ sau vài lần sử dụng. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy thật tồi tệ. Vì thế đừng ham rẻ.

6. Hãy cảnh giác với “chiến thuật” 99

Ví dụ, rất nhiều sản phẩm để mức giá như 99 NDT (khoảng 347.000 đồng), 19 NDT (khoảng 66.000 đồng)…điều này sẽ mang lại cho bạn cảm giác đây là một món hời, một mức giá hấp dẫn… Tuy nhiên, thực tế chưa chắc đã phải như vậy, có thể sản phẩm đó thậm chí không đáng giá với giá đó.

7. Đừng trả tiền cho một món đồ chỉ vì sự “dễ thương”

Trước đây, tôi hay những người bạn xung quanh đã mua rất nhiều bộ đồ ăn, dụng cụ học tập… chỉ vì những món đồ này có vẻ ngoài dễ thương, thú vị. Thực tế, chúng ta chỉ có cảm giác thích ngay từ ngày mua, sau đó thì không còn gì nữa.

Sau đó, món đồ này chỉ được để một góc rất lãng phí. Những thứ này chỉ làm bạn mua vì hình ảnh đẹp, cuối cùng chỉ là lãng phí tiền và chiếm không gian.

Cô gái tiết kiệm được 1 tỷ đồng trong 5 năm nhờ làm 12 điều 'đơn giản': Ai cũng có thể áp dụng để tiết kiệm tiền lương - Ảnh 2.

8. Bình tĩnh trước khi mua hàng

Nếu bạn thấy thứ gì đó bạn thực sự muốn, trước tiên bạn có thể thêm nó vào giỏ hàng của mình. Hãy để sản phẩm đó ở giỏ hàng trong vài ngày, sau đó nhìn lại xem bạn có thực sự muốn nó không. Đôi khi, mong muốn mua sắm đến từng đợt và một khi nó qua đi, bạn không còn muốn mua nữa.

Tham khảo:   7 điều cần lưu ý khi đi du lịch mùa nắng nóng

9. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền

Bạn có thể đặt mục tiêu có 100.000 NDT (khoảng 351 triệu đồng) hoặc 200.000 NDT (khoảng 700 triệu đồng) để tự thưởng cho mình một món quà có ý nghĩa, giá trị. Điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiết kiệm tiền.

10. Đừng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác

Mỗi người đều có những quan điểm khác nhau. Một số người cho rằng lối sống tiết kiệm sẽ tốt hơn. Một số người cảm thấy rằng tiêu tiền khi thích khiến họ cảm thấy thoải mái và tự tin. Không có gì sai với cả hai lối sống.

Người tiêu tiền mà không tiết kiệm sẽ có những “rủi ro” khi đột nhiên cần tiền nhưng lại không có tiền để chi tiêu; Người tiết kiệm có thể phải hy sinh một phần chất lượng cuộc sống và đôi khi có thể cảm thấy không thoải mái.

Điều quan trọng là mỗi người tự quyết định cuộc sống mình muốn và sau đó chọn lựa phương hướng.

Cô gái tiết kiệm được 1 tỷ đồng trong 5 năm nhờ làm 12 điều 'đơn giản': Ai cũng có thể áp dụng để tiết kiệm tiền lương - Ảnh 3.

11. Sắp xếp đồ đạc hàng tuần

Sau khi phân loại, sắp xếp, bạn sẽ thấy mình đã có rất nhiều quần áo/giày/túi xách…Điều này sẽ dập tắt mong muốn mua hàng một cách hiệu quả.

Đừng nghĩ rằng, thứ mà đồng nghiệp có, mình cũng cần có, người thân mua gì, mình cũng mua. Cuộc sống của mỗi người đều khác nhau. Những gì họ mua phù hợp với họ nhưng nó có thể không phù hợp với bạn.

Hãy suy nghĩ thêm về điều này. Đây có phải là mà bản thân thực sự cần? Mình sẽ không thể làm gì nếu không có thứ này? Nếu bạn nghĩ về điều này một vài lần, bạn sẽ có thể phân biệt được điều gì bạn thực sự cần và điều gì chỉ là mong muốn so sánh.

Toutiao

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo