39. Sales - Bán hàng đỉnh cao

Customer Insight là gì? Cách xác định Insight khách hàng

Customer insight là việc thấu hiểu tâm lý khách hàng dù cho họ không nói ra.  Khi tiến hành bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào, chúng ta đều cần nghiên cứu điều này. Bạn đã biết cách tìm insight khách hàng như thế nào chưa? Hãy cùng Masterskills tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. Customer Insight khách hàng là gì?

Đã bao giờ bạn tự nghĩ rằng sự thấu hiểu khách hàng chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để hướng tới một lợi ích mà mọi người làm marketing đều mong muốn và cố gắng tạo ra được nó.

Customer insight là gì?

Nói như vậy thì insight khách hàng chính là việc bạn hiểu được suy nghĩ, mong muốn của khách hàng, những suy nghĩ thầm kín ẩn sâu bên trong. Nếu bạn là một Marketer, bạn hiểu được những mong muốn sâu xa thầm kín của khách hàng  thì bạn sẽ biết được khách hàng mong muốn gì để từ đó “bách phát, bách trúng”, “xoa đúng chỗ đâu, gãi đúng chỗ ngứa” của những vị khách khó tính, khiến họ hài lòng mà nhanh chóng rút hầu bao ra mua sản phẩm của bạn.

Nếu doanh nghiệp hiểu được đúng khách hàng của mình đang tâm tư, mong muốn gì về hành vi, sở thích, nhu cầu thì bạn có thể phân tích được số liệu chính xác tuyệt đối về khách hàng như lịch sử duyệt web, mẫu mua hàng, lợi nhuận, mẫu phản hồi chiến dịch, nhân khẩu học đây được gọi là Persona.

2. Ưu nhược điểm của Customer Insight là gì?

Ưu điểm

– Customer Insight giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và giành quyền ưu tiên nhờ việc nghiên cứu Insight tốt, từ đó dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

– Tăng lợi nhuận đáng kể do thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm ra phương hướng khai thác thị trường hiệu quả.

– Có những thay đổi phù hợp dựa trên nhu cầu của người dùng.

Nhược điểm

– Nhu cầu và sở thích của người dùng thay đổi rất nhanh gây khó khăn trong việc cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản phẩm.

– Custom Insight không áp dụng cho mọi kiểu khách hàng. Vì thế, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tùy cơ ứng biến với sản phẩm của mình để phù hợp với nhóm phân khúc khách hàng cụ thể. 

3. Tầm quan trọng của Customer insight đối với doanh nghiệp

“Khách hàng là thượng đế” là câu nói từ xưa tới nay của cha ông ta để lại khi nói đến kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. Đấy cũng là một trong những nội dung quan trọng trong kinh doanh hiện nay gọi là Customer insight. Việc tìm hiểu Customer insight là tìm hiểu tâm lý khách hàng, từ đó đề ra những chiến lược marketing đối với doanh nghiệp, tổ chức nếu bạn biết cách áp dụng Instant Gratification vào trong marketing thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao về doanh thu.

Tham khảo:   Học Thương Mại Quốc Tế Ra Làm Gì? Top Những Nghề Nghiệp Triển Vọng Nhất

4. Những cách tìm ra Customer insight 

4.1 Phân loại đối tượng khách hàng

Trong kinh doanh, không phân loại đối tượng khách hàng sẽ nhanh chóng đi tới thất bại công việc. Nếu bạn không phân loại khách hàng trước tiên, bạn sẽ không thể thực hiện các nội dung tiếp theo của quá trình kinh doanh. Cũng như bạn bán hàng nhưng không xác định được đối tượng nào sẽ sử dụng sản phẩm của mình.

Vì vậy, bạn nên phân loại khách hàng dựa vào những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Nếu bạn bán mỹ phẩm, đối tượng khách hàng là những người có độ tuổi từ 15 trở lên, đặc biệt đối với nữ giới, nếu bạn bán các khóa học kỹ năng mềm, bạn phải phân loại các khóa học đối với trẻ em, người lớn…. Phân loại khách hàng là bước đầu tiên để tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 1: Phân loại đối tượng khách hàng 

4.2. Đặt mình vào tâm lý của khách hàng

Có 1 câu nói như thế này:“ Nhìn bằng mắt thường không thể cảm nhận nỗi đau của người khác”. Điều này khá đúng khi nó gần giống với việc  khi mùa đông, bạn đi bán áo sơ mi, áo cộc tay, hoặc giống như việc bạn bán áo mưa khi trời nắng vậy, kết quả doanh thu sẽ không cao.

Đấy là thể hiện của việc bạn không hiểu khách hàng muốn gì? Hãy tưởng tượng bạn là một khách hàng và đánh giá xem sản phẩm mà bạn đang cung cấp có thật sự đáp ứng nhu cầu của mình hay chưa?

Hãy đặt ra những câu hỏi đối với khách hàng và với chính bản thân mình như: Tại sao khách hàng mua sản phẩm của mình mà không phải các đơn vị, tổ chức khác? Tại sao khách hàng yêu thích sản phẩm này của bạn?…

Đặt tâm lý vào khách hàng còn giúp bạn phát triển phần nội dung, cách thực thực hiện chiến dịch kinh doanh như: Viết content, tiến hành chạy quảng cáo…cũng như xây dựng và triển khai kế hoạch Content Marketing hiệu quả

Tham khảo:   Cách xóa tài khoản shopee vĩnh viễn và những lưu ý quan trọng

4.3. Khảo sát nhu cầu khách hàng

Bạn hãy vào những trang mạng uy tín có lượt theo dõi cao có bán những sản phẩm cùng loại với bạn. Tìm hiểu xem khách hàng yêu thích những trang mạng này ở điểm gì? Chất lượng sản phẩm hay một yếu tố nào khác. 

Có thể bạn nên đọc những comment của khách hàng trên những trang ấy, và tìm hiểu những thắc mắc và cảm nhận của khách hàng, cũng như những câu hỏi mà khách hàng quan tâm.

Hãy thành lập các nhóm có cùng mối quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, theo dõi những ý kiến, đánh giá của khách hàng. Từ đấy bạn có thể biết khách hàng đang mong muốn một sản phẩm như thế nào.

Khảo sát nhu cầu khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc tìm insight

4.4. Tìm target của khách hàng thông qua những bài quảng cáo uy tín

Tìm hiểu về target là cách tốt nhất giúp bạn rút ngắn thời gian, nhưng vẫn có thể thực hiện việc khảo sát đối với khách hàng. Khi truy cập target của đối thủ cạnh tranh, sẽ hiện lên những target về độ tuổi, hành vi người dùng, đối tượng người dùng…. Từ đấy đề ra những chiến lược riêng cho mình.

Tìm target của khách hàng thông qua những bài quảng cáo uy tín

5. Xác định Customer Insight

Bước 1: Thu thập Data

Thu thập Data khách hàng là một trong những bước đầu tiên và quan trọng trong việc tìm tìm ra Customer Inssigt. Bạn có thể thu thập Data từ nhiều nguồn khác nhau như mạng xã hội, Website, ứng dụng di động, khảo sát thực tế, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, Email, chiến dịch quảng cáo…

Bước 2: Phân tích Data

Khi phân tích Data doanh nghiệp cần xác định rõ Data mình đang sở hữu có ý nghĩa gì đối với công việc kinh doanh. Từ đó tìm kiếm sự tương quan giữa việc lặp lại một chỉ số với mục tiêu của khách hàng cũng như mục tiêu bán hàng.

Đôi khi nhiều Insight không trực tiếp mang lại doanh thu mà nó chỉ phản ánh những trải nghiệm của người dùng. Do đó chỉ cần doanh nghiệp tập trung vào cải thiện trải nghiệm người dùng thì sau đó khách hàng sẽ quay lại mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. 

Tham khảo:   Kiếm trăm triệu mỗi tháng nhờ Shopee Dropship

Bước 3: Hành động dựa trên Insight

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ có những ứng dụng Customer Insight khác nhau. Do vậy sẽ không có chuẩn mực hay một mẫu cụ thể nào cho một Customer Insight.

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải đưa ra một bản tóm tắt thông điệp sản phẩm, dịch vụ một cách tổng thể, thống nhất nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng (Value Proposition) điều này giúp thuyết phục khách mua sản phẩm của mình.

Tìm hiểu tâm lý khách hàng không hề khó nếu bạn biết những thủ thuật và những cách thức thực hiện. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về Customer Insight cũng như Content Marketing, thành công chinh phục khách hàng tiềm năng. Bạn đọc quan tâm tới những kiến thức marketing hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học marketing online trên Masterskills và có cơ hội nhận được những ưu đãi lớn.

Chúc bạn may mắn!

1
2
3
4
5

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo