Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đi làm cần gì: Kỹ năng giải quyết vấn đề

Vì sao những sinh viên mới ra trường lại khó tìm được việc làm?

Một trong những lí do phổ biến để những nhà tuyển dụng không chọn sinh viên mới tốt nghiệp là vì phần lớn họ sẽ từ chối khi được giao công việc hơi vượt quá khả năng của mình. Vì thế nếu bạn là một trong số hiếm những sinh viên có thể đưa ra giải pháp trong những trường hợp khó khăn, bạn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

Ngay cả khi điều này không được đề cập trong bảng mô tả công việc, nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn sẽ xem xét kĩ năng giải quyết vấn đề của bạn ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình tuyển dụng. Điều này có thể dễ dàng được nhận ra trong lúc bạn thực hiện bài kiểm tra tâm lý, trong các hoạt động nhóm hay trong cuộc phỏng vấn trực tiếp.

Giải quyết vấn đề là một kĩ năng mà bạn buộc phải vận dụng tư duy logic cũng như trí tưởng tượng để phân tích tình hình  và đưa ra một giải pháp hiệu quả nhất. Điều này liên quan đến một số vấn đề khác như

  • Sự bình tĩnh trong quá trình phân tích tình huống là rất quan trọng, và nếu bạn đánh giá sai bạn cần kiên trì bắt đầu lại từ đầu.
  • Bạn sẽ cần kĩ năng phân tích, sáng tạo và tư duy logic để đưa ra giải pháp tốt nhất.
  • Ngoài ra, nếu bạn là thành viên trong một nhóm làm việc, bạn sẽ cần có kĩ năng làm nhóm tốt.
Các nhà tuyển dụng luôn chú trọng đến kĩ năng giải quyết vấn đề

“Giải quyết vấn đề là một kĩ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, đó là lý do tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm về nó.”

Thử lấy một vài ví dụ cho kĩ năng giải quyết vấn đề nhé:

Tham khảo:   Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định

Dù bạn đang trong quá trình tuyển dụng, hay đang chuẩn bị đi xin việc, bạn cũng nên có vài kinh nghiệm trong việc thể hiện kĩ năng giải quyết vấn đề của mình với nhà tuyển dụng. Bạn sẽ phải giải thích rằng bạn đã phân tích vấn đề bằng cách nào, đã đưa ra giải pháp và thực hiện nó như thế nào. Nếu kết quả đạt được có thể đo lường được thì càng tốt, và rõ ràng là khi tình hình càng phức tạp, thì thành công của bạn càng ấn tượng hơn nữa.

Nếu bạn bị buộc phải đưa ra giải pháp với vị trí là một thành viên trong một nhóm nghiên cứu, hãy giải thích vai trò của bạn là quan trọng như thế nào trong việc đưa ra các giải pháp hữu ích, hãy nói rõ cách mà nhóm của bạn đã giải quyết vấn để cùng nhau. Đây cũng là một cơ hội để bạn chứng tỏ kĩ năng làm việc nhóm của mình.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong khi rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, bạn có thể sử dụng mô hình IDEAL( Identify- Define- Examine- Act- Look), được tạo ra bởi Bransford và Stein trong quyển sách “Ideal Problem Solver”. Nó đề cập đến 5 bước mà bạn cần thực hiện để giải quyết một vấn đề

Identify : Nhận dạng vấn đề

Define: Xác định các khó khăn

Examine: Kiểm tra lại các giải pháp của bạn

Act: Áp dụng các giải pháp của bạn

Look: Xem xét tính hiệu quả của giải pháp, và cân nhắc những thay đổi cần được thực hiện.

Làm thế nào để thể hiện điều này ngay trên hồ sơ xin việc của bạn?

Hãy nói: “Tôi đã tìm ra giải pháp cho vấn đề phức tạp X. Bằng cách cẩn thận phân bổ nguồn lực Y và sử dụng những ý tưởng sáng tạo Z, tôi đã có thể vượt qua nó.” – Hãy áp dụng cấu trúc này cho các ví dụ trong thực tế.Khi giải thích về tình huống khó khăn mà bạn gặp phải, hãy nói về những nguồn lực của bạn và ý tưởng mà bạn đã đưa ra.

Tham khảo:   Truy tìm nguyên nhân gốc của mọi vấn đề với phương pháp 5 Whys

Ngoài ra, hãy cân nhắc sử dụng mô hình STAR ( Situation- Task- Actions-Result), có nghĩ là bạn nên đề cập vấn đề theo thứ tự sau: Tình huống- Nhiệm vụ- Hành động- Kết quả. Hãy nghĩ về những tình huống mà bạn phải đối mặt và nhiệm vụ bạn phải hoàn thành, các hành động của bạn, và kết quả mà bạn đạt được.

Đừng nói: “Tôi bị buộc phải đối phó với một tình huống nan giải. Rất may, vì tôi là một thiên tài nên vấn đề đó không quá khó đối với tôi.” – Nếu bạn không giải thích cách bạn giải quyết vấn đề, thì các kĩ năng có thể không được đánh giá. Thảo luận về bản chất của tình huống cũng như về tính khả thi của giải pháp rất quan trọng trong việc chứng minh khả năng giải quyết vấn đề của bạn.

Làm thế nào để phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề?

Giải quyết vấn đề là một kĩ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, đó là lý do các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến vấn đề này. Đối mặt với những tình huống sau đây sẽ giúp bạn có được kĩ năng giải quyết vấn đề mà thậm chí bạn không hề nhận ra điều đó, và bạn có thể sử dụng điều này trong quá trình ứng tuyển của bạn:

  • Giải quyết tranh chấp với người chủ nhà khó tính để lấy lại số tiền đặt cọc
  • Thỏa mãn những khách hàng khó tính
  • Tìm cách để có đủ tiền cho việc đi du lịch
  • Tìm nhà tài trợ cho những sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn
  • Tổ chức chuyến du lịch nước ngoài cho sinh viên, khắc phục những khó khăn không lường trước được trên đường đi
    Đặt những câu hỏi trong cuộc sống hàng ngày là một trong những cách luyện tập

Bạn có thể phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề bằng cách tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tình nguyện. Giải các trò chơi ô chữ như Sudoku và cờ vua cũng có thể tăng cường khả năng suy nghĩ chiến lược và sáng tạo của bạn.

Tham khảo:   Kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết của một nhà quản lý

Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề và chú trọng rèn luyện nó.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo