Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định

Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp.

Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống – riêng tư, tài chính và nghề nghiệp – vì cuộc sống bao gồm rất nhiều quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công của bạn. Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn:

Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư. Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn. Với vị thành niên, đưa ra một quyết định chín chắn là rất có lợi và đó là một trong những dấu hiệu bạn đã trở thành người lớn.

Kỹ năng ra quyết định là 1 trong những kỹ năng quan trong trong cong việc, đặc biệt là trong các dịp đàm phán thương lượng.

Cho dù bạn đang học, đang làm việc, kiếm tiền hay đang đi chơi cùng bạn bè thì điều quan trọng là vẫn phải nghĩ về những hậu quả trước khi bạn đưa ra một quyết định. Sau đây là một ví dụ:

Hãy tưởng tượng bạn đang đi chơi cùng bạn bè, một người bạn mời bạn một điếu thuốc lá, bạn sẽ từ chối hay nhận lời mời? Hoặc vào một ngày nghỉ cuối tuần, một nhóm bạn bè đến rủ bạn đi uống rượu, bạn sẽ từ chối? nhận lời? Hay bạn phải nghĩ đến một giải pháp nào đó? Cuộc sống là vậy đó! Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra.

*Các giai đoạn của quá trình ra quyết định

Thông tin (Knowledge): Ở giai đoạn này chúng ta thu thập dữ liệu và bảo đảm chúng đều chính xác. Những thông tin cần có là:

  • Tính chất của công việc (khẩn cấp, quan trọng)
  • Yêu cầu chỉ thị của cấp trên.
  • Nguồn lực để thực hiện công việc.

Mục tiêu (Objectives): Một khi bạn đã thu thập và kiểm tra tất cả thông tin có được thì việc quan trọng tiếp theo là quyết định xem chính xác vấn đề là gì. Câu hỏi ở đây sẽ là:

  • Tôi đang cố gắng đạt được điều gì?
  • Phương án ( Alternatives): Câu hỏi ở đây sẽ là:
Tham khảo:   Kỹ năng giải quyết vấn đề theo phương pháp McKinsey

Trên cơ sở những thông tin có được và mục tiêu cần đạt được, các phương án mà tôi có thể chọn lựa là gì? Đánh giá và lựa chọn (Look ahead): Ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm tính khả thi của từng phương án nhưng chỉ là thử trong đầu. Các câu hỏi ở đây như sau:

  • Các phương án sẽ được thực hiện như thế nào?
  • Chúng sẽ thỏa mãn các mục tiêu của tôi đến mức độ nào?
  • Phí tổn (về tài chính và những thứ khác) cho việc áp dụng mỗi phương án là bao nhiêu?

Hành động (Action): Đây là lúc bạn chọn một trong số nhiều phương án, thực hiện và xem nó tiến triển như thế nào.

Tính toán thời điểm ra quyết định khi nào cho hợp lý

Trong lúc chúng ta nói nhiều về vấn đề tiết kiệm và tranh thủ thời gian thì việc giải quyết công việc đúng thời điểm cũng rất quan trọng. Một nhà quản lý không chỉ cần đưa ra những quyết định đúng đắn nhất mà còn phải thực hiện chúng vào thời điểm tối ưu nhất.  Tuy nhiên, thông thường việc tính toán thời điểm của một quyết định quản lý tùy thuộc vào sự phán xét của nhà quản lý, dựa trên lượng thông tin sẵn có.  Để tính toán đúng thời điểm cho ra một quyết định, bạn phải dựa trên những thông tin tốt nhất mà bạn có thể có.

Tất nhiên, nếu bạn không kiểm soát được khía cạnh thời gian của quyết định thì điều này có thể là: “Bạn đang phải đáp ứng đòi hỏi của người khác, hoặc bạn đang làm việc theo thói quen”.

Các bước để đưa ra một quyết định

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đưa ra các quyết định của bản thân. Quyết định có thể sẽ rất đơn giản, chỉ cần một “tích tắc” là chúng ta đã có thể cho “ra đời” một quyết định đúng. Ví dụ như: sẽ quyết định hôm nay mình phải mặc bộ quần áo nào đến trường?

Nhưng cũng có những quyết định rất phức tạp đời hỏi chúng ta phải suy nghĩ, có thể hàng ngày hàng giờ và đôi khi còn cần phải tham khảo các ý kiến từ những người khác. Vậy với những quyết định phức tạp thì bạn sẽ làm gì để đưa ra một quyết định chín chắn cho mình? Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo và làm theo những “nấc bước” sau đây:

Tham khảo:   Những kỹ năng giải quyết vấn đề bạn cần biết

Bước 1: Hiểu vấn đề

  • Bạn phải quyết định điều gì? Đảm bảo là bạn phải tập trung chính xác vào vấn đề mà gây ra sự rắc rối.

Bước 2: Nhận định các giải pháp

  • Những lựa chọn của bạn là gì? Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề.
  • Tham khảo ý kiến từ những người khác, có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc những người mà bạn cảm thấy tin tưởng.
  • Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân.

Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối của mỗi lựa chọn

  • Lựa chọn một số giải pháp thực thi.
  • Suy nghĩ và so sánh đến ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp.
  • Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn và ảnh hưởng của nó đối với người khác.

Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải pháp đó

  • Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất. Quyết định và thực hiện. Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.

Một số quyết định làm và không làm:

  • Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề
  • Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình
  • Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa thời gian mà bạn cần để không tạo thêm vấn đề mới.
  • Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học hỏi từ những sai lầm của bạn nữa.

Không làm:

  • Có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn – chắc chắn sớm hay muộn bạn cũng sẽ có quyết định sai
  • Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân thủ theo 4 bước khi đưa ra quyết định
  • Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không làm gì cả
  • Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi – nhưng không giải quyết được vấn đề.

Đưa ra quyết định thì dễ – Nhưng để đưa ra quyết định đúng yêu cầu phải có kiến thức và kỹ năng. Một số câu hỏi và trả lời:

Thế nào là Tôi đưa ra quyết định sai? Lỗi lầm có thể là những bậc thầy tốt nhất – Hãy tận dụng chúng cho bạn! Tìm xem cái gì sai, và tập hợp các thông tin này lại để sử dụng cho các quyết định trong tương lai của bạn sau này.

Tham khảo:   6 Cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Thế nào là Tôi phải quyết định “trong chốc lát”? Tất nhiên là không phải lúc nào cũng có thời gian để sử dụng 4 bước. Nhưng sử dụng chúng khi có thể bạn cũng sẽ xây dựng được năng lực đưa ra quyết định “trong chốc lát”.

Tại sao lại liều lĩnh đưa ra quyết định mạnh bạo?

Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra quyết định cho riêng mình là cách duy nhất mà bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và thành công của bạn. Hãy nhớ là: chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình là tính cách cơ bản của người lớn!

 Khóa học KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ của Viện MasterSkills đảm bảo đem đến cho bạn một chất lượng đào tạo hiệu quả nhất.

Tham khảm chi tiết hơn tại : https://www.masterskills.org/Problem-solving-skills-training.htm

—————— ** —————–
👉 Học viện Masterskills Vietnam 👈
 Văn phòng: Lầu 9, Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
 Thời gian làm việc: Từ 8h30 ~ 17h00 (Từ Thứ hai đến Thứ sáu)
 Học tại Tp.HCM: Tầng 2, Tòa nhà TS Building, Số 17, Đường số 2, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, Tp.HCM
 Học tại Hà nội: Tầng 7, Trung Tâm TM Vân Hồ, Số 51, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
 Tel.(028) 22 194 047
 Email:info@masterskills.org

Trả lời

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo