Kỹ năng giải quyết vấn đề

Phân tích cây vấn đề – cây giải pháp

Một cây vấn đề cung cấp cái nhìn tổng quan về tất cả các nguyên nhân được biết và ảnh hưởng tới một vấn đề được xác định. Điều này rất quan trọng trong việc lập kế hoạch gắn kết cộng đồng (Community Engagement) hoặc dự án thay đổi hành vi vì nó thiết lập bối cảnh mà dự án sẽ xảy ra trong đó. Hiểu được bối cảnh giúp tiết lộ sự phức tạp của cuộc sống và đó là điều thiết yếu trong việc lập kế hoạch cho một dự án thay đổi thành công. Một cây vấn đề bao gồm việc viết ra các nguyên nhân trong hình thức tiêu cực (ví dụ : thiếu hiểu biết, thiếu tiền …). Ngược lại với cây vấn đề, bằng cách thay đổi các câu tiêu cực thành câu tích cực, chúng ta sẽ tạo được cây giải pháp. Một cây giải pháp xác định mối quan hệ phương tiện (phương pháp) – mục đích như một sự đối lập với nguyên nhân – ảnh hưởng. Điều này cung cấp tổng quan về phạm vi của các dự án hoặc các can thiệp cần thiết đề giải quyết các vấn đề cốt lõi.

Một hoạt động phân tích cây vấn đề :

  • Giúp đỡ trong việc lập kế hoạch của một dự án
  • Hướng dẫn về sự phức tạp của một vấn đề bằng cách xác định nhiều nguyên nhân
  • Xác định các hoạt động can thiệt cụ thể và các yếu tố có thể cần thiết để giải quyết bằng các dự án bổ sung
  • Cung cấp phác thảo của kế hoạch dự án, bao gồm các hoạt động cần thực hiện, mục đích và kết quả cần đạt được của dự án

Một cây vấn đề cung cấp một phương tiện để giúp bạn lựa chọn các hành vi bạn muốn nhắm tới trong dự án. Bằng cách này, một cây vấn đề liên kết với sự lựa chọn của những hành vi bước vào trong Tiếp thị xã hội dựa vào cộng đồng(Community-Based Social Marketing – CBSM).

Thực hiện phân tích cây vấn đề/ cây giải pháp cung cấp một phương tiện để đánh giá sự hiểu biết hiện tại về những nguyên nhân của một vấn đề cụ thể và làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề. Một cây vấn đề có khả năng hé lộ nhiều nhánh (nguyên nhân & ảnh hưởng ) dẫn tới vấn đề cốt lõi. Điều này rất có giá trị vì nó có thể xác định các yếu tố không được biết đến trong các can thiệp đã được lập kế hoạch. Ví dụ, các quy định hiện hành có thể là một yếu tố trong vấn đề nhưng nó không bị ảnh hưởng bởi các can thiệp được lập kế hoạch. Nó có thể dẫn tới việc không thể đạt được các mục tiêu của dự án. Nó có thể ảnh hưởng tới việc các quy định được coi là không thể đạt được và nằm ngoài phạm vi của dự án. Nếu đúng là như vậy, thì những người đánh giá cần tính tới điều này khi đánh giá sự can thiệp.

Tham khảo:   Kỹ Năng Giải Quyết Và Xử Lý Vấn Đề Nhanh Chóng Và Hiệu Quả

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Một cây vấn đề tốt nhất là được hoàn thành bởi người đề xuất dự án và các bên liên quan. Phân tích bên liên quan và cơ sở lý thuyết (nếu có) cũng báo hiệu về sự phát triển của một cây vấn đề

Yêu cầu cần có :

  • Những người phù hợp – có thể bao gồm người thiết kế dự án, nhóm thực hiện dự án và những bên liên quan khác
  • Lý tưởng là trong nửa ngày hoặc dài hơn tùy thuộc vào sự phức tạp của vấn đề và số lượng bên liên quan
  • Một bức tường, bảng trắng hoặc một tờ giấy lớn
  • Giấy ghi chú hoặc các phần mềm chuyên biệt như DoView hoặc MS Visio…
  • Người hỗ trợ
  • Sản phẩm cuối cùng có thể được số hóa bằng các phần mềm chuyên biệt hoặc bằng MS Word/ Excel

Bước 1: Xác định vấn đề cốt lõi

Bước đầu tiên trong việc xây dựng cây vấn đề là xác định vấn đề mà dự án tìm cách vượt qua. Nó có thể đáng giá để tranh luận vấn đề cốt lõi là gì với đại diện của các bên liên quan. Các dự án nên có vấn đề cụ thể (ví dụ: tiết kiệm nước trong gia đình) mà họ tìm cách vượt qua nếu có thay đổi. Một vấn đề mơ hồ hoặc quá rộng (ví dụ : tiết kiệm nước) sẽ có quá nhiều nguyên nhân cho việc xây dựng một dự án hiệu quả và có ý nghĩa. Vấn đề cốt lõi được viết vào giữa tờ giấy hoặc trên tờ ghi chú được dán vào giữa của bức tường. Những thứ cần thiết để xác định vấn đề cốt lõi bao gồm : bài học từ những dự án cũ, phân tích các bên liên quan và các nghiên cứu khác. Nếu như có nhiều hơn một vấn đề cốt lõi thì tốt nhất là xây dựng cây vấn đề riêng cho mỗi vấn đề.

Bước 2: Xác định các nguyên nhân và ảnh hưởng

Một khi đã xác định được vấn đề cốt lõi, những người tham gia nên cân nhắc đâu là những nguyên nhân và ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề. Mỗi tuyên bố nguyên nhân cần phải được viết bằng câu tiêu cực. Có vài cách để thực hiện việc này. Những người tham gia có thể cùng nhau suy nghĩ và thảo luận các phát biểu tiêu cực về vấn đề và người hỗ trợ sẽ ghi các câu tiêu cực này lên một mảnh giấy. Các câu này sau đó sẽ được dán lên một bức tường để những người tham gia phân tích và sắp xếp. Ngoài ra, những người tham gia có thể làm việc thông qua nguyên nhân ảnh hưởng trên một cơ sở tuần tự, bắt đầu từ vấn đề cốt lõi. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề được đặt trên một dòng bên dưới vấn đề cốt lõi. Ảnh hưởng trực tiếp được đặt bên trên của vấn đề. Bất kỳ tác động thêm hoặc tiếp theo nào được đặt lên trên dòng của tác động trực tiếp.

Tham khảo:   Phương pháp giải quyết vấn đề: Sơ đồ nguyên nhân và ảnh hưởng

Những người tham gia cần tiếp tục lặp lại quá trình trên các đường ngang tiếp theo cho tới khi họ không thể tiếp tục xác định được bất kỳ nguyên nhân sâu xa nào nữa. Điều quan trọng là phải xem xét lại trình từ của nguyên nhân/ ảnh hưởng để đảm bảo rằng chúng rõ ràng và có logic hợp lý. Đảm bảo sự đồng thuận của những người tham gia cũng rất quan trọng. Nếu như có nhiều hơn một nguyên nhân dẫn tới 1 ảnh hưởng thì có thể đặt chúng cạnh nhau.

Một khi thứ tự hoặc vị trí của tất cả các mối quan hệ nhân quả được thỏa thuận, chúng có thể được liên kết tới các đường thẳng đứng. Các đường ngang có thể được sử dụng để kết nối các nguyên nhân/ ảnh hưởng có liên quan. Kết quả là một cây vấn đề nêu ra mối quan hệ nhân quả giữa các cấp độ khác nhau

Ví dụ về cây vấn đề

Bước 3: Xây dựng cây giải pháp

Một cây giải pháp (còn gọi là cây mục tiêu) được xây dựng bằng cách đảo ngược lại các câu tiêu cực tạo thành cây vấn đề. Ví dụ : một nguyên nhân (trên cây vấn đề) như ” thiếu hiểu biết” có thể trở thành một phương tiện như ” tăng hiểu biết”. Cây mục đích miêu tả cho mối quan hệ phương tiện – mục đích giữa các mục đích. Bạn nên đi qua cây giải pháp và kiểm tra xem mọi câu có rõ ràng và có thiếu bước nào giữa phương tiện và mục đích hay không. Nếu có, bạn có thể cần điều chỉnh cả cây vấn đề và cây giải pháp bằng cách bổ sung thêm câu mới.

Tham khảo:   Học cách giải quyết vấn đề "pro" như Elon Musk

Ví dụ về cây giải pháp 

Bước 4: Lựa chọn can thiệp ưu tiên

Bước cuối là việc lựa chọn chiến lược ưu tiên cho sự can thiệp. Bước này được thiết kế nhằm cho phép nhóm thiết kế dự án lựa chọn và tập trung vào sự can thiệp trong một chiến lược ưu tiên. Cây giải pháp có thể đưa ra một số can thiệp riêng biệt hoặc liên kết để giải quyết một vấn đề. Tùy thuộc vào ngân sách dự án, thời gian và sự liên quan, có thể một kế hoạch can thiệp sẽ không thể giải quyết toàn bộ các nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu như tát cả các nguyên nhân không được vượt qua bở một dự án, hoặc các dự án bổ sung, điều quan trọng là xác định nếu một trong số các nhánh có hiệu quả tốt hơn các nhánh còn lại trong việc giải quyết một vấn đề. Ví dụ, nếu như các quy định hiện tại được xác nhận là một yếu tố chi phối, và nó khong được giải quyết bởi dự án, nó cần được đânh giá trong can thiệp.

Một khi bạn đã xác định được dòng can thiệp ưu tiên, vấn đề/giải pháp cốt lõi là mục tiêu trực tiếp hoặc kết quả trước mắt của bạn. Các nhánh bên dưới là các hoạt động mà bạn cần thực hiện và các nhánh bên trên trở thành kết quả dài hạn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo