30. Kỹ năng sống

Điều ai cũng sai lầm: Đừng nên nói với bố mẹ mức thu nhập thực sự của bạn? Vì sao?

Nhớ khi trước, tôi luôn muốn học thật chăm chỉ để đậu vào các trường đại học hàng đầu. Khi ra trường, động lực duy nhất của tôi không phải là nghĩ cho bản thân, cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình muốn ăn ngon, mặc đẹp, sống xa hoa như thế nào.

Sau một thời gian làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, giá trị và động lực duy nhất cho sự tồn tại của tôi vẫn chưa bao giờ thay đổi. Đó là tôi muốn thay đổi số phận của gia đình tôi và để bố mẹ tôi được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Do đó mà tôi bắt đầu bước đi trên hành trình báo hiếu của mình. Nhưng tôi không ngờ, sau này nó lại là nguyên nhân gốc rễ tạo nên những nỗi đau và bất hạnh trong cuộc sống của tôi:

Ngay từ tháng nhận được khoản tiền lương đầu tiên trong đời, tôi đã khoe và kể cho bố mẹ nghe chi tiết về thu nhập của mình, không chút giấu giếm. Vào đoạn thời gian đó, họ luôn gọi cho tôi mỗi tháng để hỏi về thăm về tình hình của tôi, và luôn nhắc về tiền lương.

Điều ai cũng sai lầm: Đừng nên nói với bố mẹ mức thu nhập thực sự của bạn? Vì sao? - Ảnh 1.

Khi ấy tôi cũng không nghĩ quá nhiều, chỉ nghĩ là bố mẹ đang quan tâm mình thôi, vì thế tôi cũng nói đầu đuôi mọi thứ cho bố mẹ biết. Thậm chí, lúc đó tôi còn nghĩ, nếu kể cho bố mẹ nghe về mức thu nhập khá cao của mình thì cũng rất là hãnh diện, cảm thấy mình đã làm tròn được nghĩa vụ làm con, không uổng công bố mẹ đã nuôi dưỡng. Để cho bố mẹ cảm thấy rằng tôi đã thành tài rồi, biết kiếm tiền rồi, về sau gia đình có việc gì khó thì con gái của bố mẹ cũng đã có thể giúp phần sức.

Tham khảo:   Càng khát khao có tiền, tiền càng ‘chạy’; càng đủng đỉnh với tiền, tiền tự đổ về: Tại sao?

Lúc đó bố mẹ tôi rất vui, và tôi cũng rất vui, tôi cảm thấy tương lai rất tốt đẹp, như thể bản thân đang sống một cuộc sống màu hồng vậy. Nhưng tôi nào biết rằng việc kể với bố mẹ chính xác thu nhập của mình lại là một sai lầm lớn nhất mà tôi từng mắc phải trong đời.

Lúc đó, tôi đã quá thành thật, quá tử tế, quá thương bố mẹ. Nên đã hiếu thảo đến cùng cực. Một bước sai thì cả hành trình theo sau đều sai. Vì lý do riêng tư nên tôi không tiện tiết lộ chi tiết cả quá trình này. Chỉ có thể nói, với kinh nghiệm làm việc phong phú, mức thu nhập của tôi cũng ngày càng cao, nhưng mỗi tháng nhận tiền lương xong, tôi đều không cảm thấy vui vẻ. Bởi vì tôi biết rằng số tiền này sẽ không giữ được trong túi của tôi lâu. Tiền vừa đến tay thì đã phải trả góp mua xe, tiền nhà, tiền chăm con, còn tiền bố mẹ xin hằng tháng.

Thành thật mà nói, tôi chỉ là một người bình thường, chẳng qua có chút kiến thức mà thôi. Nhưng trong mắt bố mẹ, tôi là một con bò sữa béo bở, một chiếc máy ATM tự động nôn ra tiền. Họ dường như không có lo lắng gì, bất luận cho tôi có làm việc cực khổ đến đâu, kế hoạch cuộc sống sau này có ra sao, chỉ cần tôi còn có thể kiếm được tiền thì tôi làm gì cũng không thành vấn đề. Vì suy cho cùng thì tôi kiếm tiền là để cho họ mà.

Điều ai cũng sai lầm: Đừng nên nói với bố mẹ mức thu nhập thực sự của bạn? Vì sao? - Ảnh 2.

Trong những năm qua, bố mẹ đã dùng đủ mọi chuyện lớn nhỏ, đủ các loại lý do để kể về khó khăn của mình, mỗi lần tôi đều mềm lòng, tội nghiệp họ, hầu như còn mang hết tất cả số tiền mình kiếm được giao cho bố mẹ.

Tham khảo:   Kỹ năng trải qua ngàn năm vẫn đúng: Người "tay không dựng cơ đồ" hơn những người bình thường ở 1 việc

Tôi chưa bao giờ tính toán tôi đã mang bao nhiêu tiền về nhà, bởi vì tôi không bao giờ nghĩ rằng số tiền đó là tôi cho họ vay. Dù sao thì cũng là người thân, cũng không cần tính toán rõ ràng như vậy.

Nhưng bố mẹ lại nhiều lần đòi tiền từ tôi, tần suất nhiều đến mức khiến tôi đột nhiên thấy có chút gì đó không đúng, dường như họ không nghĩ cho tôi. Có chuyện hay không có chuyện gì thì họ cũng gọi điện thoại đòi tiền. HIện tại nghĩ lại, mới nhận ra, thì ra tôi cũng rất là giàu có, bao nhiêu là tiền đã đổ ra mà không có chút tính chất đầu tư gì.

Nói tóm lại, Khoản đầu tư lớn nhất của tôi là dành cho gia đình, có thể gọi đó là hiếu thảo, nhưng sự hiếu thảo này lại không mang lại lợi ích gì. Cuộc sống của bố mẹ tôi không có tốt hơn, tôi thì lại càng ngày càng nghèo đi, vậy thì đây có gọi là hiếu thảo không?

Bây giờ nhận ra bản thân đi làm nhiều năm như vậy vẫn không có gì trong tay, cuối cùng mới biết tội nghiệp bản thân. Thiện chí, lương tâm và lòng hiếu thảo của tôi đều đã dùng sai cách. Hy vọng bạn sẽ nhìn xa hơn, hiếu thảo có chừng mực hơn, để hai chữ hiếu thảo được vẹn tròn ý nghĩa của nó!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo