30. Kỹ năng sống

Nomophobia Là Gì? Bạn Có Phải Là Một Kẻ “Nghiện” Điện Thoại?

Nếu một ngày không có điện thoại bạn sẽ cảm thấy như nào? Bạn có phải là một “nghiện” điện thoại không? Trong bài viết này, Masterskills sẽ chia sẻ đến bạn về hội chứng sợ điện thoại biến mất hay còn được biết đến là nomophobia. Vậy nomophobia là gì? Cùng khám ngay trong phần dưới đây nhé.

1. Nomophobia là gì?

Nomophobia là một từ ghép từ “no mobilephone phobia”, được dùng để chỉ một hội chứng sợ không có điện thoại. Hội chứng này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009. 

Theo một nghiên cứu của YouGov Real time vào năm nay, có đến 44% người Anh cho biết họ lo lắng khi không thể sử dụng điện thoại để giữ liên lạc với mọi người.

Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa xếp hội chứng sợ sự biến mất của điện thoại như một bệnh lý tâm thần, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo sự phụ thuộc vào các thiết bị điện thủ thông minh ngày càng tăng, đặc biệt là smartphone. 

nomophobia là gìnomophobia là gì
Nomophobia là nỗi sợ không có hoặc khi không cầm điện thoại.

2. Đâu là nguyên nhân dẫn đến nomophobia?

Điện thoại giúp con người có thể dễ dàng kết nối và liên lạc với nhau, tuy vậy các vấn đề bắt đầu xuất hiện khi các mối quan hệ trực tuyến dần thay thế các mối quan hệ face-to-face.

Không hiếm để bắt gặp tình trạng, dù ở trong một nhà nhưng các thành viên vẫn giao tiếp với nhau qua điện thoại. Thậm chí ngay cả những buổi gặp mặt trực tiếp, thay vì nói chuyện với nhau, mọi người lại tập trung vào chiếc điện thoại của mình. 

Sự tiện lợi mà điện thoại mang lại khiến cho nó dần trở thành một thiết bị không thể thiếu của mỗi người. Con người dần trở nên phụ thuộc vào điện thoại, và cảm thấy bất an khi không điện thoại ở bên. 

Tính cầu toàn cũng là một lý do dẫn đến nomophobia, bởi những người này không muốn bản thân mắc phải bất kỳ sai sót nào. Chẳng hạn, thay vì nói chuyện trực tiếp, họ sẽ soạn văn bản và gửi tin nhắn bằng điện thoại để đảm bảo các thông tin được truyền tải đầy đủ, chính xác.

Một lý do khác được nêu ra là ở sâu trong mỗi con người luôn tồn tại cảm giác cô đơn, và lạc lõng với xung quanh. Lúc này, điện thoại xuất hiện giống như một liều thuốc chữa lành nỗi sợ cô đơn, bởi điện thoại giúp bạn có thể dễ dàng kết nối với thế giới xung quanh.

Tham khảo:   Hội Chứng FOMO Là Gì? Tích Cực Hoá & Biến FOMO Thành JOMO

3. Dấu hiệu của nomophobia là gì?

Nomophobia biểu hiện là gì? Liệu bạn có phải là một người nghiện điện thoại? Cùng kiểm tra xem bạn có bao nhiêu dấu hiệu dưới đây nhé.

  • Thường xuyên check thông báo từ điện thoại mà không cần lý do
  • Cảm thấy lo lắng hoặc bất an nếu điện thoại biến mất
  • Hạn chế các mối quan hệ xã hội để dành thời gian cho điện thoại
  • Check điện thoại vào nửa đêm
  • Kết quả học tập hoặc hiệu suất công việc giảm sút
  • Dễ dàng bị phân tâm bởi email và các ứng dụng thông minh
Nomophobia biểu hiệnNomophobia biểu hiện
Các biểu hiện của nomophobia.

4. Làm sao để “cai nghiện” điện thoại

Số lượng điện thoại thông minh trên toàn cầu tính đến là 6.37 tỷ người, tương đương với 80.7% dân số trên thế giới. Dự kiến đến năm 2025 con số này sẽ lên tới 7.33 tỷ người. 

Làm sao để đối phó với nomophobia? Cùng tham khảo một số cách làm dưới đây nhé.

4.1. Đối mặt với sự thật

Bạn cần làm quen và đối diện với sự biến mất của điện thoại. Điều này có thể giúp bạn giải phóng nỗi bất an trong viễn cảnh điện thoại không còn tồn tại bên bạn. Khi bạn có thể kiểm soát nỗi lo này, bạn sẽ sử dụng điện thoại theo hướng lành mạnh hơn.

4.2. Giảm dần tần suất sử dụng điện thoại

Nếu như tuần này bạn sử dụng trung bình điện thoại 5h một tuần, hãy đặt mục tiêu giảm thời gian sử dụng xuống còn 4h30 phút trong tuần tới và 4h trong tuần tiếp theo đó. Thời gian cắt giảm bạn có thể làm các hoạt động thực tế khác, chẳng hạn như học bài, ngắm cảnh, v.v.

4.3. Cất điện thoại ở một nơi đủ xa khi đi ngủ

Một trong những dấu hiệu của người “nghiện” điện thoại là nửa đêm cũng phải thức dậy để kiểm tra xem điện thoại có thông báo nào không. Do đó, bạn nên để điện thoại ở xa chỗ ngủ một chút để khi bạn thức dậy bạn không thấy nó ở bên và bạn sẽ không phải check thông báo nữa.

Tham khảo:   Chủ động “lùi một bước” khi gặp phải 3 tình huống này, chứng tỏ bạn rất thông minh và EQ cao vút

Những người mắc nomophobia thường sử dụng điện thoại cho đến khi họ đi ngủ. Giấc ngủ của họ có thể bị ảnh hưởng nếu không có điện thoại ở bên. Do đó, để có một giấc ngủ ngon, bạn cần tập thói quen ngưng sử dụng điện thoại trước 30-60 phút trước khi ngủ. 

4.4. Gia tăng tương tác trực tiếp

Thay vì gặp gỡ qua mạng xã hội, tại sao bạn không rủ bạn bè ra quán cà phê và cùng nhau trò chuyện. Cả tuần làm việc với điện thoại và laptop rồi, tại sao cuối tuần bạn không dành thời gian để đi dạo, đọc sách, gặp gỡ bạn bè v.v. 

Một trong những cách điều trị “cơn nghiện” điện thoại là gia tăng các tương tác trực tiếp với mọi người. 

cách giảm nomophobiacách giảm nomophobia
Làm thế nào để bớt thụ động vì điện thoại?

4.5. Tập trung vào thực tại

Tư duy về chánh niệm được hiểu là việc tập trung vào hiện tại, ở đây và ngay lúc này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn không dùng điện thoại mà tập trung vào những việc bạn đang làm. Chẳng hạn như khi ăn cơm bạn chỉ tập trung vào việc thưởng thức bữa ăn mà không có sự can thiệp từ điện thoại.

4.6. Một số cách làm khác

Một số cách làm khác bạn cũng thể áp dụng để hạn chế sự phụ thuộc của điện thoại lên đời sống hàng ngày.

  • Tắt thông báo khi đi ngủ, làm việc, hoặc trong các khoảng thời gian thư giãn
  • Sử dụng các công cụ vật lý để thay thế các chức năng của điện thoại. Chẳng hạn, thay vì take note trên điện thoại, bạn có thể sử dụng một cuốn sổ nhỏ.
  • Đặt giới hạn thời gian sử dụng mỗi ngày.

Tạm kết

Mặc dù, điện thoại mang lại cho con người rất nhiều lợi ích tuyệt vời, nhưng song song với đó cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, bạn cần cân bằng thói quen sử dụng điện thoại để không gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân.

Trên đây là những chia sẻ về Nomophobia – Hội chứng sợ điện thoại biến mất mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nomophobia là gì, cũng như cung cấp thêm nhiều góc nhìn thú vị về hội chứng này.

Tham khảo:   3 kiểu gia đình giúp bồi dưỡng nên những đứa trẻ ưu tú, kiểu thứ 3 cực kỳ quan trọng

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo