22. Quản trị kinh doanh

DMAIC là gì? Nội dung vá ý nghĩa của quá trình DMAIC

Hình minh họa. Quora

DMAIC

Định nghĩa

DMAIC đề cập đến một quá trình cải tiến dựa trên dữ liệu được sử dụng để cải thiện, tối ưu hóa và ổn định các qui trình và thiết kế kinh doanh.

Ý nghĩa của quá trình DMAIC

– Phương pháp quan trọng nhất trong quản 6σ là phương pháp cải tiến DMAIC (xác định – đo lường – phân tích – cải tiến – kiểm soát). Quá trình DMAIC này hoạt động tốt như một chiến lược mang tính đột phá.

– Các công ty ở khắp mọi nơi áp dụng phương pháp này vì nó cho phép cải thiện thực sự và kết quả thực sự. Phương pháp làm việc tốt như nhau dựa trên sự thay đổi, thời gian chu , năng suất, thiết kế.

Nội dung quá trình DMAIC

(1) Xác định – Define (D)

– Mục tiêu của bước xác định là làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án. Các mục tiêu của một dự án nên tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng.

– Nội dung của bước này bao gồm:

+ Xác định các yêu cầu của khách hàng. Các yêu cầu được làm rõ từ phía khách hàng được gọi là các đặc tính chất lượng thiết yếu (Critical to Quality).

+ Xây dựng các định nghĩa về khuyết tật càng chính xác càng tốt.

+ Tiến hành nghiên cứu mốc so sánh (thông số đo lường chung về mức độ thực hiện trước khi dự án cải tiến bắt đầu).

+ Tổ chức nhóm dự án cùng với người đứng đầu.

(2) Đo lường – Measure (M)

– Mục tiêu của bước đo lường là hiểu tường tận mức độ thực hiện trong hiện tại bằng cách xác định cách thức tốt nhất để đánh giá khả năng hiện thời và bắt đầu tiến hành việc đo lường.

Tham khảo:   Học việc và thực tập trong quản trị nhân sự là gì?

– Các hệ thống đo lường nên hữu dụng, có liên quan đến việc xác định và đo lường nguồn tạo ra dao động.

– Bước này gồm: 

+ Xác định các yêu cầu thực hiện cụ thể có liên quan đến các đặc tính chất lượng thiết yếu. 

+ Lập các sơ đồ qui trình (process map) liên quan với các yếu tố đầu vào và đầu ra được xác định mà trong đó ở mỗi bước của qui trình cần thể hiện mối liên kết của các tác nhân đầu vào có thể tác động đến yếu tố đầu ra.

+ Lập danh sách của các hệ thống đo lường.

+ Phân tích khả năng hệ thống đo lường và thiết lập mốc so sánh về năng lực của qui trình.

+ Xác định khu vực mà những sai sót trong hệ thống đo lường có thể xảy ra. 

+ Tiến hành đo lường và thu thập dữ liệu các tác nhân đầu vào, các qui trình và đầu ra.

(3) Phân tích – Analyze (A)

– Trong bước phân tích, các thông số thu thập được trong bước đo lường được phân tích để các giả thuyết về căn nguyên của dao động trong các thông số được tạo lập và tiến hành kiểm chứng sau đó.

– Chính ở bước này, các vấn đề kinh doanh thực tế được chuyển sang các vấn đề trên thống kê, gồm có:

+ Lập giả thuyết về nguồn gốc tiềm ẩn gây nên dao động và các yếu tố đầu vào thiết yếu.

+ Xác định một vài tác nhân và yếu tố đầu vào chính có tác động rõ rệt nhất.

Tham khảo:   Tính không thể dự trữ (Perishability) là gì?

+ Kiểm chứng những giả thuyết này bằng phân tích đa biến.

(4) Cải tiến – Improve (I)

– Bước cải tiến tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ nguồn gốc của dao động, kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp. Bước này bao gồm: 

+ Xác định cách thức nhằm loại bỏ nguồn gốc gây dao động. 

+ Kiểm chứng các tác nhân đầu vào chính. 

+ Khám phá mối quan hệ giữa các biến số. 

+ Thiết lập dung sai cho qui trình, còn gọi là giới hạn trên và dưới của các thông số thuật hay yêu cầu của khách hàng đối với một qui trình nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của một đặc tính cụ thể và nếu qui trình vận hành ổn định bên trong các giới hạn này sẽ giúp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ đạt chất lượng mong muốn.

– Tối ưu các tác nhân đầu vào chính hoặc tái lập các thông số của qui trình liên quan.

(5) Kiểm soát – Control (C)

– Mục tiêu của bước kiểm soát là thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường.

– Bước này bao gồm:

+ Hoàn thiện hệ thống đo lường.

+ Kiểm chứng năng lực dài hạn của qui trình.

+ Triển khai việc kiểm soát qui trình bằng kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo các vấn đề không còn tái diễn bằng cách liên tục giám sát những qui trình có liên quan.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo