22. Quản trị kinh doanh

Gây ảnh hưởng (Influence) trong năng lực lãnh đạo

Hình minh họa. Nguồn: colinjamesmethod

Năng lực gây ảnh hưởng

Gây ảnh hưởng trong tiếng Anh là Influence

Năng lực gây ảnh hưởng là một trong các “năng lực con” cấu thành nên năng lực lãnh đạo, những năng lực bộ phận cụ thể này cũng là tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo nói chung của một nhà lãnh đạo.

Về thực chất, gây ảnh hưởng cũng có những nét tương tự với động viên, khuyến khích; tuy nhiên, gây ảnh hưởng là một phạm trù rộng hơn, bao trùm hơn. Gây ảnh hưởng là quá trình vận dụng một cách tổng hợp tất cả các biện pháp có thể tạo những ấn tượng, hình ảnh tốt đẹp đối với cấp dưới cũng như mọi người xung quanh. 

Nếu như động viên, khuyến khích có tính trực tiếp, trực diện hơn thì gây ảnh hưởng có tính tổng hợp, bao trùm, tổng thể. Bởi vậy, nếu động viên, khuyến khích chủ yếu đề cập đến các yếu tố có tính “trực tiếp” như vật chất, tinh thần thì gây ảnh hưởng còn đề cập đến các nhân tố khác có tính “gián tiếp” như luôn là người đi đầu, luôn là người “đứng mũi chịu sào”, có đức hi sinh, xây dựng hình ảnh. 

Chính vì vậy, nhiều học giả về lãnh đạo đã đặt tên cho năng lực này là năng lực gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh của nhà lãnh đạo. Gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh thường chú trọng vào những nhân tố có tính phi chính thống – đấy là những nhân tố có tính ngoài lề, không thuộc vào nội qui, qui chế, chủ trương, chính sách của tổ chức, doanh nghiệp nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. 

Tham khảo:   Chiến lược điều chỉnh thời gian làm việc là gì? Ưu và nhược điểm

Yếu tố tạo ra sự ảnh hưởng

Khả năng gây ảnh hưởng của một nhà lãnh đạo phụ thuộc vào quyền uy mà nhà lãnh đạo đó có. Quyền uy ở đây không chỉ là quyền lực do chức vụ mang lại theo quan niệm truyền thống, mà quyền uy ở đây còn bao hàm cả các yếu tố như uy tín, hình ảnh, năng lực chuyên môn.

Bởi vậy, một nhà lãnh đạo được coi là có ảnh hưởng tốt với cấp dưới của mình là người lãnh đạo biết khai thác một cách hiệu quả các nhân tố thuộc về tâm lí, các nhân tố thuộc về con người để tạo ra các quyền uy ngoài quyền uy do chức vụ mang lại. 

Các phương thức gây ảnh hưởng 

Để gây ảnh hưởng được với cấp dưới, các nhà lãnh đạo phải nắm được cách thức, qui trình gây ảnh hưởng. Các nhà tâm lí học đã phát hiện ra rằng ảnh hưởng của một con người đối với một con người nào đó phụ thuộc vào nhận thức, quan niệm cũng như động lực nội tại trong con người đó. 

Học giả Kelman (1958) đã đưa ra ba “kiểu” gây ảnh hưởng khác nhau, đó là: 

Sự tuân thủ một cách máy móc (Instrumental compliance): cấp dưới làm một công việc nào đó nhằm mục đích có được một sự đáp lại nào đó hay nhằm tránh một sự trừng phạt nào đó. Trong trường hợp này, sự nỗ lực chỉ đạt mức độ tối thiểu để đạt mục tiêu đã nêu.

Tham khảo:   Quản lý tinh gọn là gì? Những nguyên tắc chính trong quản lý tinh gọn

Sự cảm hóa (Internalization): khi bị cảm hóa, cấp dưới hoàn toàn tự nguyện thực thi những công việc được giao. Ở đây, cấp dưới bị thu phục bởi các giá trị mà người lãnh đạo có và họ hành xử dựa trên niềm tin mà họ dành cho người lãnh đạo của mình. 

Sự thần tượng (Personal Identification): Một khi đã thần tượng lãnh đạo của mình, cấp dưới có xu hướng bắt chước hành động của lãnh đạo để “trở thành lãnh đạo”. Đây là một xu thế khá mới trên thế giới ngày nay.

Để có được ảnh hưởng đối với cấp dưới, người lãnh đạo có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau như thuyết phục, kêu gọi, đánh đổi, tư vấn, hợp tác,… nhằm cảm hóa và thu phục cấp dưới. 

Trong xu thế phát triển của xã hội, trong điều kiện dân trí ngày càng được nâng cao, thu phục, cảm hóa cấp dưới là một đòi hỏi khách quan và cần thiết đối với các nhà lãnh đạo. Xã hội càng dân chủ, các nhà lãnh đạo càng cần phải sử dụng biện pháp gây ảnh hưởng để thu phục lòng người. 

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo